Nội dung lý thuyết
TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
I. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng nhờ mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang mà ta phát hiện được.
II. Bản chất và tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
1. Bản chất
Tia tử ngoại và tia hồng ngoại có cùng bản chất với ánh sáng , chỉ khác ánh sáng thông thường ở chỗ không nhìn thấy được.
2. Tính chất
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cũng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây ra được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
III. Tia hồng ngoại
1. Nguồn phát
Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại.
VD: bếp ga, máy sấy,...cơ thể người cũng phát ra tia hồng ngoại.
2. Tính chất và công dụng
IV. Tia tử ngoại
1. Nguồn phát
Những vật có nhiệt độ cao (trên 2000oC) đều phát ra tia tử ngoại.
VD: hồ quang điện có nhiệt độ cao trên 3000oC hay bề mặt Mặt Trời có nhiệt độ chừng 6000 K là các nguồn tia tử ngoại mạnh.
Nguồn tử ngoại phổ biến trong các phòng thí nghiệm, nhà máy thực phẩm, bệnh viện,...là đèn hơi thủy ngân.
2. Tính chất
3. Công dụng