Bài 27 : Các ngành công nghiệp trọng điểm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

1/ Công nghiệp năng lượng

a/Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu

*Công nghiệp khai thác than

- Tình hình phát triển

+Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng than cả nước, ngoài ra còn có than mỡ ở Thái Nguyên, than nâu ở ĐBSH, than bùn ở Cà Mau…

+Than được khai thức dưới hình thức lộ thiên và hầm lò. Năm 2005, sản lượng than đạt hơn 34 triệu tấn, tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Phân bố: Than khai thác nhiều ở Quảng ninh

*Công nghiệp khai thác dầu khí

-Tình hình phát triển

+Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: bể trầm tích sông Hồng, Trung Bộ, Cửu Long

+Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai, với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.

+Năm 1986 bắt đầu khai thác đến năm 2005, sản lượng dầu đạt 18,5 triệu tấn.

+Năm 2009, đưa vào họat động nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi).

+Khí đốt còn được đưa vào phục vụ cho các ngành công nghiệp điện lực, sản xuất phân bón như: nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Phú Mỹ, Cà Mau.

- Phân bố

+ Các mỏ dầu đang khai thác:...

+ Các mỏ khí đang khai thác:...

b/ Công nghiệp điện lực

*Tình hình phát triển

- Đến nay, sản lượng điện tăng rất nhanh đạt 52,1 tỷ KWH (2005), bao gồm nhiệt điện và thủy điện. Trong đó nhiệt điện cung cấp 70% sản lượng địên

- Đường dây 500 kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm (tp.HCM) đưa vào hoạt động.

- Thủy điện: Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).

- Nhiệt điện

+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu  tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…

+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung  và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.

* Phân bố

- Các nhà máy thủy điện đã xây dựng…………….

- Các nhà máy thủy điên đang xây dựng…………

- Các nhà máy nhiệt điện……………..

2/ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

a/ Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt

-Công nghiệp xay xát phát triển mạnh, sản lượng gạo, ngô xay xát đạt 39,0 triệu tấn (2005) và phân bố tập trung tp.HCM, HN, ĐBSH, ĐBSCL.

-Công nghiệp đường mía: sản lượng đường kính đạt 1,0 triệu tấn (2005)à phân bố tập trung ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT…

-Công nghiệp chế biến cafe, chè, thuốc lá phát triển mạnh: chế biến chè chủ yếu ở TD-MN BB, Tây Nguyên-SL đạt 127.000 tấn; chế biến cafe chủ yếu ở  Tây Nguyên, ĐNB, BTB-SL đạt 840.000 tấn cafe nhân;

-Công nghiệp rượu, bia, nước giải khát phát triển nhanh. Hàng năm sx 160-220 triệu lít rượu, 1,4 tỷ lít bia và tập trung nhất ở tp.HCM, HN, HP, ĐN

b/ Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Chưa phát triển mạnh do cơ sở nguyên liệu cho ngành còn hạn chế.

- Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở một số đô thị lớn. Sản lượng sữa đặc trung bình hàng năm đạt 300-350 triệu hộp.

- Thịt và sản phẩm từ thịt à Hà Nội, tp.Hồ Chí Minh.

c/ Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản

- Nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Cát Hải (HP), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng  hàng năm đạt 190-200 triệu lít.

- Chế biến tôm, cá và một số sản phẩm khác: tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu trong và ngoài và phát triển tập trung ở ĐBSCL