Bài 24. Vùng biển Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

 - Biển Đông là 1 vùng biển lớn, diện tích khoảng 3 447 000 km2, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc. Có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan

- Biển Việt Nam là một phần Biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

 - Chế độ gió: Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại, ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn đất liền.

Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt.

- Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 230C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thương ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm.

- Dòng biển: Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam.

Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông.

- Cùng với dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

- Chế độ triều phức tạp. Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33‰.

@66501@@66500@

 2. Tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

a. Tài nguyên biển

- Phong phú và đa dạng (thủy sản, khoáng sản - nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch - có nhiều bãi biển đẹp)

Mỏ dầu Bạch Hổ - mỏ dầu lớn nhất thềm lục địa Việt Nam.

Vịnh Hạ Long - một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới.

Một góc chợ làng chài Vũng Tàu.

- Biển giàu tài nguyên nhưng không phải là vô tận. Việc khai thác tài nguyên đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Thiên tai vùng biển dữ dội và khó lường.

 b. Môi trường biển

- Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản; vấn đề khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển.

- Cần khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để môi trường biển luôn trong lành.

Biển Đông là một vùng biển lớn, tương đối kín, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Vùng biển Việt Nam rộng gấp nhiều lần phần đất liền và có giá trị to lớn về nhiều mặt. Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.