Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước .

Nội dung lý thuyết

1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Kiện toàn một số chức danh của bộ máy Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội  Khóa XIV | VTV.VN

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như:

+ Quốc hội.

+ Chủ tịch nước.

+ Chính phủ.

+ Hội đồng nhân dân.

+ Uỷ ban nhân dân.

+ Toà án nhân dân.

+ Viện kiểm sát nhân dân.

+ Hội đồng bầu cử quốc gia.

+ Kiểm toán nhà nước.

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành:

+ Cơ quan lập pháp.

+ Cơ quan hành pháp.

+ Cơ quan tư pháp.

2. Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.

a. Cơ quan quyền lực nhà nước.

loading...

- Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

+ Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

+ Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

+ Xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Quyết định mục tiêu, chi tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia: quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

+ Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

+ Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình: quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại: quyết định trưng cầu ý dân,....

- Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền,...

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Ví dụ: Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

b. Cơ quan hành chính nhà nước.

loading...

- Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

+ Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

+ Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

+ Thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước...

- Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Ví dụ: Uỷ ban ban nhân dân xã thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

c. Cơ quan tư pháp.

loading...

- Nhiệm vụ của tòa án:

+ Giữ vai trò làm cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

+ Thông qua các hoạt động của mình, toàa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

- Chức năng viện kiểm sát nhân dân:

+ Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

+ Bằng các hoạt động của mình, viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh.

+ Bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.

Ví dụ: Sau khi nghị án, căn cứ vào tài liệu điều tra, kết quả xét hỏi tại phiên tòa và trên cơ sở mức án đề nghị của đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, hội đồng xét xử sơ thẩm toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch AIC 10 năm tù, tổng mức hình phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn phải nhận là 30 năm tù, gồm cả bản án trước đó xảy ra tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.

d. Chủ tịch nước.

loading...

Chủ tịch nước:

+ Là người đứng đầu Nhà nước.

+ Thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

e. Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước.

loading...

- Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 117: chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Chức năng, nhiệm vụ kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp: thực hiện kiểm toán việc quán lí, sử dụng tài chính, tài sản công.