Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất giải pháp ứng phó.
- Tìm kiểm thông tin từ sách, báo, truyền hình, internet, thực tế... để phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một số đường link tham khảo:
+ http://vnmha.gov.vn/tin-tuc-bdkh/kich-ban-biên-doi-khi-hau-phien-ban-cap-nhat-nam-2020-11405.html
+ https://monre.gov.vn/Pages/ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-o-dong-bang-cuu-long.aspx
+ http://moitruong.net.vn/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-dong-bang-song-cuu-long-56680.html
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với:
+ Tự nhiên.
+ Hoạt động sản xuất.
+ Đời sống con người.
- Đề xuất giải pháp ứng phó:
+ Giảm nhẹ.
+ Thích ứng.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đồng bằng phì nhiêu, được coi là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của đất nước, nhưng ĐBSCL lại đang đứng trước nạn hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở do biến đổi khí hậu gây ra.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với:
- Hiện nay, xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn. Độ mặn đầu mùa khô lớn hơn giữa mùa.
- Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là 0,96cm/năm.
- Nhiệt độ và mực nước biển đều có xu hướng tăng trong tương lai. Đến cuối thế kỷ này có thể tăng từ trên dưới 50cm đối với kịch bản thấp và kịch bản trung bình, có thể tăng 70-80cm đối với kịch bản cao. Khi mực nước biển dâng lên 1m thì gần như ĐBSCL của chúng ta khoảng phân nửa ngập dưới mực nước biển.
- Với chiều dài bờ biển khoảng 744 km, nhưng hiện nay ĐBSCL có khoảng 286 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
- Các sông chính và kênh nhánh bị nhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của ĐBSCL.
- Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lên đến 6% GDP của Việt Nam. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp ĐBSCL thì con số đó phải vượt 6%, nếu không có tác động ngay từ bây giờ.
- Thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và 160.000 ha đất bị nhiễm mặn.
- Tình trạng mất nhà cửa, tài sản và sinh kế của người dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng các tỉnh ĐBSCL.
(Nguồn: http://moitruong.net.vn/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-dong-bang-song-cuu-long-56680.html)