Nội dung lý thuyết
1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
* Thí nghiệm
- Lấy 1 chậu trồng khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đo để ở chỗ nắng gắt
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen cho vào cồn 90 độ đun sôi cách thủy để tẩy hết chất lục lạp của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm
- Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột
* Kết quả: Phần lá không bị bịt bởi băng giấy đen chế tạo được tinh bột
* Kết luận: Lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
* Thí nghiệm
- Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thủy sinh) cho vào 2 cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy 2 ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm vào 1 cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngài bằng túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc dưới đèn sáng có chụp.
- Sau khoảng 6h, quan sát 2 cốc: từ cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm 1 khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng.
- Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây rong đã thải ra bằng cách: đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống, ta thấy que bùng cháy.
* Kết quả:
- Cành rong trong cốc B được chiếu chế tạo được tinh bột.
- Cành rong trong cốc B có hiện tượng sủi khí
- Chất khí đó giúp cho sự cháy, đó là khí oxy
* Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxy ra môi trường bên ngoài
3. Cây cần những gì để chế tạo tinh bột
* Thí nghiệm:
- Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết
- Đặt mỗi cây lên một tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu
- Chuông A: cho thêm cốc nước chứa dung dịch nước vôi trong
- Đặt cả 2 chuông ở chỗ có nắng, sau 5-6 tiếng, ngắt lá mỗi cây để thử bằng dung dịch iot
* Kết quả:
- Lá cây ở chuông A có màu vàng, chuông B có màu xanh tím
- Trong lá cây A không có tinh bột, cây B có tinh bột
* Kết luận:
- Ngoài việc cây cần nướ, cây còn cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột
4. Khái niệm quang hợp
- Hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột theo sơ đồ sau đây được gọi là quang hợp
\(\rightarrow\) Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột và nhả khí oxy.
Câu 1: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Hướng dẫn trả lời:
Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Câu 2: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
Hướng dẫn trả lời:
Làm cho nước giàu khí oxi dùng cho cá hô hấp.
Câu 3: Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng ?
Hướng dẫn trả lời:
Phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng vì: khi đó lá nhận được đầy đủ ánh sáng để chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp. Lá mới chế tạo được tinh bột nuôi cây.
Câu 4: Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào đế chế tạo tinh bột ? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu ?
Câu 5: Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết chc quang hợp ?
Hướng dẫn trả lời:
Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.
Nước + khí cacbônic ——- > tinh bột + khí ôxi
Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:
- Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
- Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
- Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.
Câu 6: Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây cảm nhận ? Vì sao em biết ?
Hướng dẫn trả lời:
Thân non có màu xanh cũng quang hợp được khi có đủ ánh sáng. Màu xanh của thân chứng tỏ trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục có chức năng quang hợp.
Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những câv này. thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.