Nội dung lý thuyết
Bài 21: Luân canh, xen canh tăng vụ
Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích
Ví dụ:
Từ tháng 5-9: cấy lúa mùa.
Từ tháng 9-12: trồng ngô.
Từ tháng 12-5: Năm sau trồng lúa xuân.
Các loại hình luân canh:
Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.
Luân canh giữ các cây trồng cạn và cây trồng nước.
Cần chú ý mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít, khả năng chống sâu bệnh của mỗi loại cây trồng mà xây dựng công thức luân canh hợp lý.
Trên cùng 1 đơn vị diện tích, trồng 2 lại hoa màu cùng một lúc hoặc cách 1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
Ví dụ: Ngô vụ đông xen cây cải, rau khoai hoặc đậu tương .
Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trên một đơn vị diện tích.
Ví dụ:
Trước đây chỉ cấy 1 vụ lúa, nhưng do giải quyết được nước tưới, có giống ngắn ngày nên đã trồng đợc 1 vụ lúa, 1 vụ màu hoặc 2 vụ lũa và 1 vụ màu.
Như vậy ta đã tăng số vụ gieo trồng từ 1 vụ lên 2 vụ, 3 vụ trong năm.
Luân canh làm cho đất tăng: độ phì nhiêu, điều hoà chất dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.
Xen canh sử dụng hợp lý đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh.
Tăng vụ: góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch
Thế nào là luân canh, tăng vụ? Ở địa phương em đã áp dụng các phương thức canh tác này như nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Luân canh là trồng nhiều loại cây trên một diện tích
Xen canh là trên một diện tích trồng 2 lại hoa màu 1 lúc hoặc thời điểm cách xa nhau không xa,là để tận dụng ánh sáng, chất dinh dưỡng, diện tích,...
Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 diện tích đất
Ở địa phương em đã áp dụng phương pháp canh tác tăng vụ.
Ví dụ: Trước đây địa phương chỉ cày 1 vụ lúa nhưng do giải quyết được vấn đề về nước tưới nên có giống ngắn ngày đã trồng được một vụ lúa.
Sau khi học xong bài Luân canh, xen canh tăng vụ, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
Hiểu được khái niệm và lấy ví dụ về luân canh, xen canh, tăng vụ.
Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.