Bài 21. Biển và đại dương

Nội dung lý thuyết

1. Đại dương thế giới

Đại dương thế giới là lớp nước liên tục , bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất, bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

a. Độ muối 

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35‰.

- Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nguồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Ví dụ :

- Biển Việt Nam: 33‰

- Biển Ban tích: 10‰ đến 15‰

- Biển Hồng Hải: 41‰.

@31869@@31873@

b. Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17oC.

- Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt dao động từ 24 - 27oC.

- Ở vùng ôn đới, nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt dao động từ 16 - 18oC.

3. Sự vận động của nước biển và đại dương

a. Sóng

- Là hình thức dao động của nước biển và đại dương theo chiều thẳng đứng

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần gây thiệt hại lớn về người và của.

@31879@@31878@

b. Thủy triều

- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. 

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.

- Có 3 loại thủy triều:

  + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

  + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

  + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

Nguyên nhân hiện tượng triều cường và triều kém.

- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

  + Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng)

                           Ngày không trăng (đầu tháng)

  + Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)

                        Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng)

c. Các dòng biển

- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

- Có 2 loại dòng biển:

  + Dòng biển nóng.

  + Dòng biển lạnh.

- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua.

- Những nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh, cũng là nơi có nguồn cá biển phong phù.

Nơi giao nhau giữa 2 dòng biển có tính chất khác nhau.

@31891@@31889@

1. Đại dương thế giới là lớp nước liên tục , bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

2. Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35‰. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17oC.

3. Sóng là hình thức dao động của nước biển và đại dương theo chiều thẳng đứng; Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa; Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dượng.