Bài 20.: Dự án: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. GIỚI THIỆU

Cây trồng luôn cần chúng ta chăm sóc mỗi ngày. Tưới cây đúng lúc, đủ lượng nước không những giúp cây phát triển tốt mà còn tiết kiệm thời gian và tài nguyên nước, mang lại sự yên tâm cho người trồng cây. Quan sát hình ảnh, cho biết làm thế nào để cây trồng được cung cấp đủ nước khi chúng ta vắng nhà hay bận công việc khác?

Tưới cây tự động.hoc24

II. NHIỆM VỤ

Thiết kế hệ thống tưới nước tựớc tự động cho một cây cảnh trồng trong chậu. Hệ thống đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp chế độ tưới cho từng loại cây trồng.

- Hoạt động chính xác và ổn định.

- Đơn giản, dễ lắp ráp và vận chuyển.

- Sử dụng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

- Không ảnh hưởng tới môi trường.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Xác định vấn đề, đề xuất các tiêu chí cần đạt của sản phẩm

- Mô tả tình huống thực tế.

- Xác định loại cây cần tưới và tìm hiểu về lượng nước cần dùng, cách tưới nước đối với loại cây đó.

- Xác định các tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

2. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp

- Tìm hiểu về các loại dụng cụ, thiết bị và hệ thống tưới cây tự động đã có trên thị trường, giải pháp hướng tới yêu cầu cần đạt.

- Đề xuất một số giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

- Tập trung vào giải pháp hướng tới yêu cầu cần đạt.

3. Thiết kế hệ thống tưới cây tự động

- Lập bản vẽ của sản phẩm.

- Nêu các bước làm và lắp đặt sản phẩm.

- Kiểm tra nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Làm nguyên mẫu theo quy trình.

4. Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh thiết kế cho phù hợp

- Dùng thử sản phẩm, đánh giá theo các tiêu chỉ cần đạt đã đề ra, nhận xét và giải thích kết quả.

- Điều chỉnh các bước thiết kế sản phẩm cho đến khi đạt yêu cầu hoặc hết thời gian

thực hiện.

5. Lập hồ sơ kĩ thuật

Hồ sơ sản phẩm gồm:

- Tên sản phẩm, tên nhóm

- Bản kế hoạch thực hiện.

- Bản vẽ của sản phẩm.

- Danh mục các nguyên vật liệu, bảng dự trù kinh phí.

- Quá trình chế tao nguyên mẫu và lắp đặt.

- Bảng kết quả thử nghiệm và đánh giá sản phẩm.

- Bài học và kinh nghiệm.

- Giấy giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

IV. ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung, tiêu chí đánh giá

a. Quá trình thực hiện dự án

- Kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án.

- Sự hài hoà giữa nhiệm vụ cá nhân và quá trình hợp tác.

- Tính chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên.

- Sự tiến bộ của học sinh trong quá trình thực hiện dự án.

b. Sản phẩm thiết kế

- Mức độ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

- Tỉnh mới và tính sáng tạo của giải pháp.

- Độ bền và sự chắc chắn của sản phẩm.

- Tính thẩm mĩ của sản phẩm.

- Tính kinh tế của sản phẩm.

c. Báo cáo sản phẩm

- Cấu trúc và nội dung báo cáo.

- Khả năng trình bày kết quả thực hiện dự án.

- Cách thức tương tác, trả lời các câu hỏi.

2. Hình thức và công cụ đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Các nhóm đánh giá chéo.

- Giáo viên và chuyên gia đánh giá.

- Đánh giá có thể thực hiện qua bảng rubric, dán nhãn bình luận, khảo sát ý kiến của khán giả trực tiếp hoặc sử dụng các phần mềm công nghệ.