Cách tiến hành: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp vào ống nghiệm một viên kẽm nhỏ.
Hiện tượng: Viên kẽm tan ra, có khí không màu thoát ra khỏi ống nghiệm.
Giải thích: Do kẽm đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học nên phản ứng với dung dịch axit sunfuric theo phản ứng sau:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Số oxi hóa của Zn tăng từ 0 lên +2: Zn là chất khử.
Số oxi hóa của hidro giảm từ +1 xuống 0: H trong H2SO4 là chất oxi hóa.
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
Cách tiến hành: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm trong khoảng 10 phút.
Hiện tượng: Đinh sắt bị hòa tan một phần, màu xanh lam của dung dịch bị nhạt dần, có kim loại màu đỏ bám trên bề mặt của đinh sắt.
Giải thích: Vì Fe hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Cu nên đẩy Cu ra khỏi muối. Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, khi muối FeSO4 được tạo thành, nồng độ CuSO4 trong dung dịch giảm nên dung dịch mất màu. Fe tham gia phản ứng nên đinh sắt tan một phần, kim loại Cu có màu đỏ sinh ra bám trên đinh sắt Fe làm đinh sắt có màu đỏ.
Phương trình phản ứng:
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 lên +2: Fe là chất khử.
Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0: Cu trong CuSO4 là chất oxi hóa.
3. Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit
Cách tiến hành: Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4, thêm vào đó 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. Sau đó nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm dung dịch.
Hiện tượng: Màu của dung dịch thuốc tím nhạt dần rồi mất màu hoàn toàn.
Giải thích:Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+.