Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ 

* Những năm 50 – 70 thế kỉ XIX: 

- Cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra ở châu Âu và Bắc Mỹ. 

- Cách mạng tư sản diễn ra với nhiều hình thức: 

+ Đấu tranh thống nhất đất nước: I-ta-li-a (1859 – 1870), Đức (1864 – 1871).

+ Cải cách nông nô: Nga (1861).

+ Nội chiến: Mỹ (1861 – 1865). 

* Nửa sau thế kỉ XIX: 

- Giai cấp tư sản thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. 

- Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ. 

 

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa 

- Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác. 

- Thời gian: cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 

- Nguyên nhân: 

+ Thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt với đế quốc: cung cấp nguyên liệu, nhân công; là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá; đem lại lợi luận khổng lồ; là cơ sở cho các nước đế quốc trong chiến tranh. 

+ Sau khi tìm thấy các vùng đất mới, các cường quốc phương Tây đã nhanh chóng đánh chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết châu Á, châu Phi, và khu vực Mỹ La-tinh.

* Quá trình xâm lược của các nước đế quốc: 

- Châu Á: 

+ Cuối thế kỉ XIX: hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị. 

+ Nhật Bản và Xiêm không bị xâm lược. 

+ Ấn Độ: thuộc Anh. 

+ Trung Quốc: trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. 

+ Đông Nam Á: phần lớn thuộc phương Tây. 

- Châu Phi: 

+ Nửa đầu thế kỉ XIX: phương Tây đặt một số thuơng điếm ở ven biển. 

+ Nửa sau thế kỉ XIX: phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. 

+ Đầu thế kỉ XX: hoàn thành phân chia thuộc địa ở châu Phi. 

- Khu vực Mỹ La-tinh: 

+ Thế kỉ XVI: thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lược. 

+ Đầu thế kỉ XIX: nhân dân Mỹ La-tinh đã giành độc lập, sau đó lại chịu sự bành trướng và can thiệp của Mỹ. 

b. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Khu vực Mỹ La-tinh: cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX sau khi giành độc lập, các quốc gia phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 

- Châu Á: Nhật Bản và Xiêm cải cách, duy tân và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 

=> Chủ nghĩa tư bản phát triển trên phạm vi toàn cầu và trở thành hệ thống thế giới. 

- Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật dẫn đến sự hình thành tổ chức lũng đoạn và xuất khẩu tư bản ra nước ngoài. 

c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Khái niệm tổ chức độc quyền: là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao. 

- Các hình thức độc quyền: các-ten, xanh-đi-ca, tờ-rớt,…

- Giai đoạn phát triển: 

+ Giai đoạn đầu: độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. 

+ Càng về sau: các tổ chức độc quyền dần chi phối kinh tế. 

+ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa độc quyền.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền: là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước là doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá trong nền kinh tế. Năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền gồm: 

+ Tập trung sản xuất và tư bản tạo ra những tổ chức độc quyền quyết định sinh hoạt kinh tế. 

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp tạo thành tư bản tài chính.

+ Xuất khẩu tư bản đóng vai trò quan trọng. 

+ Hình thành liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản. 

+ Các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã chia nhau xong đất đai trên thế giới. 

 

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại 

a. Khái niệm 

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). 

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại gồm năm đặc điểm: 

+ Độc quyền nhà nước. 

+ Có sức sản xuất phát triển cao. 

+ Lực lượng lao động có chueyenr biến quan trọng về cơ cấu, trình độ và nghiệp vụ. 

+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển.

+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu. 

b. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại 

* Tiềm năng: 

- Trình độ sản xuất phát triển cao, áp dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật. 

- Bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, nền tảng pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh. 

- Khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để phát triển.

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những nguồn lực để phát triển kinh tế.

* Thách thức: 

- Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. 

- Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. 

- Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.