Nội dung lý thuyết
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)
* Bối cảnh
- Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai với vai trò là một nước thắng trận, nhưng đã chịu những tổn thất nặng nề do chiến tranh thế giới gây ra
+ Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32 000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
+ Các nước phương Tây do Mỹ cầm đầu thực hiện các chính sách chống phá, tiến hành cuộc “ Chiến tranh lạnh”, bao vây kinh tế Liên Xô.
(Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi…)
=> Trước tình hình đó, Liên Xô vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh vừa phải thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.
* Thành tựu
Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm phục hồi kinh tế ( 1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng:
- Công nghiệp: được phục hồi, năm 1947 đạt mức trước chiến tranh.
- Nông nghiệp: Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66% so với năm 1940 ( kế hoạch dự kiến tăng 38%).
- Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của Khoa học – kỹ thuật., phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70).
Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng CNXH và đạt nhiều thành tựu to lớn:
* Kinh tế:
- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…).
- Nông nghiệp: trong những năm 1960, sản lượng nông phẩm tăng trung bình hàng năm 16%.
* Khoa học kỹ thuật:
- Năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
* Xã hội: có nhiều biến đổi
- Chính trị tương đối ổn định.
- Tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số người lao động cả nước.
- Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
* Đối ngoại:
- Duy trì hòa bình và thế giới.
- Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kiên quyết chống chiến tranh xâm lược của Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực phản động, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa
- Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được về kinh tế, xã hội, quân sự,… đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
- Liên Xô đã đạt được thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng của Mỹ và các nước phương Tây. Trở thành đối trọng của Mỹ trong trật tự 2 cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.
- Nâng cao vị thế và uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế. Liên Xô trở thành nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất, chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới, thành trì hòa bình thế giới.
a. Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1945 - 1949
* 1944 - 1945 nhân dân Đông Âu phối hợp Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, đã giành chính quyền và thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.
Tại Đức: Đức tạm chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp . Nhưng với âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt , chia cắt lâu dài nước Đức, các nước Anh, Pháp, Mỹ lập Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949). Được sự giúp đỡ của Liên Xô , CHDC Đức thành lập (10-1949).
* Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền liên hiệp nhiều giai cấp, đảng phái:
+ Từ 1945 – 1949 tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
+ Các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của các nước Đông Âu nhưng đều thất bại.
=> Các nước CHND Đông Âu ra đời là thay đổi lớn đối với cục diện châu Âu.
b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
* Hoàn cảnh
- 1950-1975 Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp .
- Xuất phát từ trình độ phát triển thấp, bị bao vây kinh tế, các thế lực phản động chống phá.
* Thành tựu
- Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.
- Nông nghiệp phát triển nhanh chóng .
- Trình độ khoa học - kỹ thuật được nâng cao
- Trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.
* Ý nghĩa: làm thay đổi cục diện châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Thế giới: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng kéo theo những khủng hoảng về kinh tế - chính trị - tài chính. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu phải cải cách để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu hóa.
- Trong nước: Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện.
+ Chính trị: Đảng và nhà nước Liên Xô chủ quan, chậm đề ra biện pháp sử đổi để thích ứng với tình hình mới.
+ Kinh tế: Sản xuất tăng trưởng chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng kém. Nền kinh tế, ngày càng mất cân đối. Nợ nước ngoài, lạm phát ngày càng tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+ Xã hội: Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, kỉ cương và pháp chế XHCN bị vi phạm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội tăng.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả
- Tháng 3/1985, M Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
- Tháng 3/1985, Góc-ba-chốp lên nắm quyến lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô đã đưa ra đường lối tiến hành cải tổ.
- Mục đích: Đổi mới mọi mặt, đời sống, xã họi Xô Viết, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoái khỏi khủng hoảng, xây dựng XHCN đúng như bản chất của nó.
- Kết quả: Do mắc phải nhiều sai lầm trong quá trình nên công cuộc cải tổ đã thất bại. Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn, chính trị không ổn định, tư tưởng dối loạn.
*Kinh tế
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
- Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt .
* Chính trị
- Sự sụp đổ của Liên Xô và các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng thêm gay gắt.
- Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa, lập các nước cộng hòa.
- Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác sa va giải thể ngày 1/7/1991.
- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập chung quan liệu bao cấp khiến sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân khó khăn, sự mất công bằng, thiếu tính dân chủ, càng làm cho quần chúng bất mãn.
- Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng them nặng nề.
- Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng them rối loạn.
=> Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô ở Liên Hợp Quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
- Về kinh tế: từ năm 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế nước Nga, cố gắng đưa đất nước đi vào kinh tế thị trường.
- Về chính trị: sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng 12/1993 bản Hiến pháp của Liên Bang Nga được ban hành.
- Về đối ngoại: trong những năm 1992 – 2993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “ định hướng Đại Tây Dương”, ngả về các cường quốc phương Tây với hi vọng giành được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
- Từ năm 2000, dưới quyền của tổng thống V. Putin, kinh tế của Liên bang Nga dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức như nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu…