Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.
- Các khoang của cơ thể: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bằng cơ hoành.
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
- Cơ thể chúng ta gồm nhiều hệ cơ quan như: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ thần kinh.
Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Vận động và di chuyển. |
Hệ tiêu hóa | Miệng, ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa | Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể và thải chất thừa ra ngoài. |
Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch | Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển các chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi | Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với môi trường. |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái | Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài (bài tiết nước tiểu). |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh | Điều hoà, điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường. |
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự hoạt động phối hợp chặt chẽ với nhau.
- Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn -> các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
- Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được điều khiển bởi hệ thần kinh và hệ bài tiết.