Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Sau khi vua Quang Trung qua đời (1792), nhà Tây Sơn suy yếu, do: mất đi một trụ cột quan trọng; mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc; uy tín bị giảm sút,…
- Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
- Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất.
- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), với các điều luật bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.
- Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
- Về đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh.
+ Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả Pháp;
+ Thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng).
- Về nông nghiệp:
+ Nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,....
+ Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Thủ công nghiệp:
+ Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh.
+ Chính sách bắt thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nước phong kiến đã khiến cho một số ngành, nghề thủ công không phát triển được.
- Thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
+ Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.
- Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
- Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình.
+ Khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình.
+ Khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng.
+ Khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội.
- Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát...
- Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,...
- Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật biểu diễn:
+ Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
+ Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...
- Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hà Nội),...
- Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
- Phật giáo tiếp tục phát triển.
- Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
- Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…
- Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.
- Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.
- Thời Gia Long:
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
+ Năm 1803, triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
- Thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:
+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
+ Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.