Bài 16: Phương trình hóa học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 

1. Phương trình hóa học 

Phương tình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học dưới dạng công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm

Ví dụ: Khí hiđro tác dụng với khí oxi tạo thành nước 

Phương trình chữ:     

Khí hidro + Khí oxi  →  Nước

Thay tên các chất bằng công thức hóa học ta được sơ đồ của phản ứng:

H2  +  O2  - - ➤  H2O

Ta thấy, ở bên trái có 2 nguyên tử O nhiều hơn bên phải chỉ có 1 nguyên tử O. Vậy ta cần thêm hệ số 2 trước H2O để cân bằng số lượng nguyên tử O ở hai vế.

H2  +  O2  - - ➤  2H2O

Sau khi thêm hệ số 2 vào H2O, số nguyên tử H bên phải (4) lại nhiều hơn số nguyên tử H bên trái (2). Ta lại đặt hệ số 2 trước H2 để cân bằng số lượng nguyên tử H ở hai vế.

2H2  +  O2  - - ➤ 2H2O

Đến đây ta thấy số nguyên tử ở hai vế đều đã bằng nhau. Ta thu được phương trình hóa học hoàn chỉnh của phản ứng và được viết như sau:

2H2  +  O2  →    2H2O

2. Các bước lập phương trình hóa học 

Có 3 bước lập phương trình hóa học: 

  • Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm. 
  • Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố, tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức hóa học của các chất sao cho số lượng các nguyên tử ở hai vế là bằng nhau.
  • Bước 3: Viết phương trình hóa học.

Ví dụ 1: Khi đốt cháy nhôm trong không khí thì tạo thành nhôm oxit (Al2O3). Hãy viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứngBước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tốBước 3: Viết phương trình hóa học
Al   +   O2    - - ➤   Al2O3

Số nguyên tử Al và O ở hai vế đều không bằng nhau, nhưng nguyên tử O có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này, trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, tức đặt hệ số 2 trước Al2O3 ta được:

Al   +   O2    - - ➤   2Al2O3

Lúc này bên phải có 4 nguyên tử Al và 6 nguyên tử O, nên bên trái ta cần thêm hệ số 4 vào Al và 3 vào O2 để cân bằng số nguyên tử ở hai vế.

4Al   +   3O2   →   2Al2O3

Lưu ý: 

Không viết 6O trong phương trình hóa học, vì khí oxi ở dạng phân tử O2. Tức là không được thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng.

Ta viết hệ số cao bằng kí hiệu, không viết dưới chân kí hiệu như sau: 4Al

Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử, thí dụ nhóm (OH), nhóm (SO4)... thì coi cả nhóm đó như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học của phản ứng giữa natri cacbonat Na2CO3 và canxi hidroxit Ca(OH)2 tạo thành canxi cacbonat CaCOvà natri hidroxit NaOH.

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứngBước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tốBước 3: Viết phương trình hóa học
Na2CO+ Ca(OH)2  --➤ CaCO3 + NaOH

Số nguyên tử Na và số nhóm (OH) ở bên trái đều là 2 còn ở bên phải là 1. Còn số nguyên tử Ca và nhóm (CO3) ở hai bên đều đã bằng nhau, ta chỉ cần thêm hệ số 2 vào trước NaOH là đã cân bằng được toàn bộ nguyên tử và nhóm nguyên tử ở 2 vế.

Na2CO3  +   Ca(OH)2   
--➤  CaCO3   +   2NaOH


Na2CO+ Ca(OH)2  --➤ CaCO3 + 2NaOH
@614719@@615061@@615122@

II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 

Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình. 

Ví dụ, theo phương trình:  4Al   +   3O2   →   2Al2O3 

Ta có tỉ lệ chung:

Số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2

Hiểu là: cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Al2O3.

Thường thì chỉ quan tâm đến tỉ lệ từng cặp chất, ví dụ:

Cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O2.

Cứ 4 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 2 phân tử Al2O3.

Hay cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

@614810@@614966@

1. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

2. Ba bước lập phương trình hóa học:

  • Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.
  • Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.
  • Viết phương trình hóa học.

3. Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!