Bài 13. Môi trường đới ôn hòa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khí hậu 

- Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

- Thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí hậu nóng ở chí tuyến hay khí hậu lạnh ở các vùng cực tràn về bất thường có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.

Ví dụ: Ở phía đông của Hoa Kì, mỗi khi có đợt không khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10oC - 15oC trong vài giờ.

@65949@@65947@@65946@

- Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.

2. Sự phân hóa của môi trường

- Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

- Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Rừng lá rộng ôn đới.

- Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Rừng lá kim ôn đới.

- Ở vĩ độ cao: mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

Đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Thiên nhiên đới ôn hoà có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian và theo không gian. Một năm chia thành bốn mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu động. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.