Bài 12. Một số vật liệu

Nội dung lý thuyết

Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt. Do vậy, tên vật liệu được dùng để đại diện cho một thời kì trong nền văn minh của con người.

I. Vật liệu

Từ xa xưa, con người đã biết dùng vật liệu tự nhiên như đá và gỗ làm dụng cụ săn bắt, hái lượm, xây nhà, đóng tàu, thuyền, dựng thành lũy và pháo đài,...

Sau đó, con người chế tạo ra các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,...

Nhựa thủy tinh hữu cơ là những vật liệu phổ biến để sản xuất đồ gia dụng, tấm lợp nhựa,...

Gang, thép (chứa sắt) được dùng làm các ống dẫn, vỏ tàu thuyền, khung nhà, cầu cống,...

@340684@

II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu

Mỗi loại vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.

Ví dụ: Nhựa cách điện dùng làm vỏ bọc dây điện để tránh bị điện giật.

Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng khi cầm.

Tính chất của một số vật liệu thông dụng

Vật liệuTính chất

Kim loại thông dụng được dùng làm dây điện, nồi đun nấu, làm cầu, cống, khung nhà, cửa,...

Có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ.
Thủy tinh được dùng làm bình hoa, chai lọ, cửa kính,...Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
Nhựa được dùng làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp,...Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt.
Gốm, sứ được dùng làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa,...với các hình dạng khác nhau.Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) được dùng làm lốp xe, đệm,...Đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy.
Gỗ được dùng làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ,...Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt.
@340749@@947850@

III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình

Rất nhiều đồ dùng cũ, rau, quả, thực phẩm hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác nhau hoặc gom lại để tái chế.

Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.

1. Các vật liệu khác nhau có các tính chất khác nhau.

2. Ứng dụng của mỗi loại vật liệu dựa vào tính chất của chúng.

3. Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.