Nội dung lý thuyết
- Bối cảnh lịch sử:
+ Giữa thế kỉ XI, vua Tống lại âm mưu đưa quân xâm lược Đại Việt
+ Triều đình nhà Lý đã cử Lý Thường Kiệt làm tổng chi huy cuộc kháng chiến
- Diễn biến:
+ Tiến đánh Chăm-pa, làm thất bại ý đồ phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.
+ Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đạo tiến vào đất Tống, thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
+ Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
- Lý Thường Kiệt tích cực chuẩn bị kháng chiến:
+ Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch khi chúng vừa tiến sang.
+ Bố trí lực lượng thủy binh ở vùng Đông Bắc để chặn thủy binh địch, phá vỡ kế hoạch phối hợp thủy - bộ của chúng.
+ Xây dựng phòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt và bố trí bộ binh đóng giữ.
* Diễn biến:
- Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt.
+ Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam. Trên đường tiến vào Thăng Long, chúng đã bị chặn trước phòng tuyến sông Như Nguyệt.
+ Quân thủy do Hoà Mâu chỉ huy tiến vào vùng ven biển Đông Bắc, nhưng bị chặn đánh liên tiếp nên không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ.
- Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm cách vượt sông Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ Bắc.
- Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn, khiến quân Tống thất bại nặng nề.
- Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay và vội vã rút quân về nước.
* Kết quả, ý nghĩa:
- Đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.