Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật.

a. Khái niệm pháp luật.

loading...

Pháp luật là:

- Hệ thống các quy tắc xử sự.

- Có tính bắt buộc chung.

- Do Nhà nước ban hành

- Được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Ví dụ: Luật Môi trường yêu cầu mọi người dân không được vất rác bừa bãi. Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý phạt hành chính.

b. Đặc điểm của pháp luật.

loading...

* Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

- Pháp luật là khuôn mẫu, là quy tắc xử sự chung cho mọi người, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi.

- Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

Ví dụ: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế vì vậy dù chủ thể kinh doanh ở miền Nam hay miền Bắc, vùng đồng bằng hay vùng núi đều phải nộp thuế.

* Tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

- Quy phạm pháp luật do nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) ban hành.

- Mọi cá nhân, tổ chức đều bắt buộc phải thực hiện theo khuôn mẫu chung mà Nhà nước quy định.

Ví dụ: Luật đất đai do nhà nước ban hành, mọi người phải tuân thủ. Khi muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất phải xin phép nhà nước.

* Tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

- Pháp luật phải được thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành.

- Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp và luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục hình thức pháp luật quy định.

- Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, chỉ mang một nghĩa nhất định.

- Nội dung phải đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ví dụ: Luật an toàn giao thông được quy định trong bộ luật Giao thông đường bộ.

2. Vai trò của pháp luật.

loading...

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.