Nội dung lý thuyết
- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế - xã hội.
- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) dùng để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau. Chỉ số này có ý nghĩa phản ánh trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
- Ngân hàng Thế giới (WB) thống kê các nền kinh tế theo 4 nhóm thu nhập:
+ Thu nhập cao (trên 12535 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập trung bình cao (từ 2046 - 12535 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập trung bình thấp (từ 1035 - 4045 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập thấp (dưới 1035 USD/ người/ năm).
- Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế chia thành 3 nhóm:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Công nghiệp, xây dựng;
+ Dịch vụ.
- Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập. HDI thể hiện góc nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
- HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là chất lượng cuộc sống cao và ngược lại.
- Liên hợp quốc (UN) thống kê và xếp hạng các nền kinh tế theo 4 mức phát triển con người, gồm:
+ Mức phát triển rất cao (từ 0.8 trở lên)
+ Mức phát triển cao (từ 0.7 - 0.799)
+ Mức phát triển trung bình (từ 0.55 - 0.699)
+ Mức phát triển thấp (dưới 0.55)
- Các nước phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.
+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.
- Đa số các nước đang phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.
+ Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GNI/ người, HDI và các chỉ số khác biệt với các quốc gia đang phát triển, như: Xingapo, Arập Xêút; Urugoay, Cộng hòa Nam Phi,…
- Các nước phát triển:
+ Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
+ Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn
+ Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
+ Trình độ phát triển kinh tế cao, các ngành có làm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và thương mại.
+ Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.
- Phần lớn các nước đang phát triển:
+ Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).
+ Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó: ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….
- Các quốc gia phát triển:
+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.
+ Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.
+ Tuy nhiên, già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang già đi.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.
+ Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.
+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên…