Bài 1: Ôn tập các số đến 100

Nội dung lý thuyết

1. Đọc và viết các số đến 100

Các số đến 100 là các số từ 1 đến 99 và số 100.

  • Các số có một chữ số (từ 1 đến 9)
123456789
MộtHaiBaBốnNămSáuBảyTámChín
  • Các số có hai chữ số (từ 10 đến 99)
10111213141516171819
MườiMười mộtMười haiMười baMười bốnMười lămMười sáuMười bảyMười támMười chín
20212223242526272829
Hai mươiHai mươi mốtHai mươi haiHai mươi baHai mươi bốnHai mươi lămHai mươi sáuHai mươi bảyHai mươi támHai mươi chín
..............................
90919293949596979899
Chín mươiChín mươi mốtChín mươi haiChín mươi baChín mươi tưChín mươi lămChín mươi sáuChín mươi bảyChín mươi tám Chín mươi chín
  • Số 100 đọc là một trăm.

2. Cấu tạo của số

Các số trong phạm vi 100 được chia thành hai phần:

  • Hàng đơn vị: các số từ 0 đến 9.
  • Hàng chục: các số từ 10, 20, 30, ..., 90.

Ví dụ 1:

SốHàng chụcHàng đơn vịĐọc là
808Tám
5555Năm mươi lăm

Mỗi số có thể được phân tích thành tổng của hàng chục và hàng đơn vị.

Nhận xét 1: 

  • Số 55 gồm: 5 chục và 5 đơn vị
  • Chữ số 5 ở hàng chục của số 55 có giá trị là 50, chữ số 5 ở hàng đơn vị có giá trị là 5.

Số 55 có thể phân tích thành 50 + 5.

Phân tích số 55

3. So sánh các số

Ta so sánh các số như sau:

  • So sánh chữ số hàng chục trước.
    • Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì lớn hơn. 
    • Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì bé hơn. 
  • Nếu hai số có chữ số hàng chục bằng nhau, ta tiếp tục so sánh chữ số hàng đơn vị.
    • Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn. 
    • Số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì bé hơn. 
  • Hai số có giá trị giống nhau được gọi là bằng nhau.

4. Ước lượng đồ vật theo nhóm 

Bước 1: Chia số lượng đồ vật thành các nhóm chục (10 đồ vật mỗi nhóm).

Bước 2: Làm tròn số lượng đồ vật lên hoặc xuống đến số chục gần nhất.

Ví dụ 2: Có 18 viên bi. Chia 18 thành 1 nhóm chục (10 viên) và còn lại 8 viên. Ta có thể ước lượng là khoảng 20 viên bi.

Ước lượng theo nhóm chục