Bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn

Nội dung lý thuyết

Bài 1: Giới thiệu về nghề nấu ăn

Tóm tắt lý thuyết

I. Vai trò, vị trí của nghề nấu ăn

  • Con người muốn khoẻ  mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó vai trò ăn uống quan trọng nhất.

  • Cơ thể con người luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng đẻ được phát triển tốt, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tăng cường sinh lực, tăng cường sức lao động.

  • Nghề nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu của con người. Chính nghề này đã giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu ăn uống trong gia đình và ngoài xã hội.

  • Nghề nấu ăn thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc, vì vậy cần được vận dụng và phát huy.

Kết luận

  • Là nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người

  • Là nghề thiết thực nhất trong việc tạo ra các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đặc điểm của nghề

a. Đối tượng lao động: Con người, lương thực, thưc phẩm.

  • Người nấu ăn phải sử dụng những nguyên liệu (lương thực, thực phẩm ) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình.

  • Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm ướp muối, sấy khô(hoặc phơi khô) cùng với những gia vị và những phụ liệu khác … kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.

  • Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, đối tượng lao động của nghề nấu ăn hết sức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy tốt thành quả lao động của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

b. Công cụ lao động: Bếp, nồi niêu, song chảo…

  • Các dụng cụ đơn giản, thô sơ như : bếp than, bếp củi, bếp dầu, các loại nồi niêu, soong chảo, dao, thớt, bát, đĩa,thìa(muỗng) , đũa, thau, rổ …

  • Các thiết bị chuyên dùng hiện đại : bếp điện, bếp ga, lò điện, lò ga, máy say thịt, máy đánh trứng, nồi hấp, nồi hầm …

  • Xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao, công cụ lao động ngày càng được hoàn thiện,giúp cho người lao động được nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong công việc, tạo ra năng suất lao động cao hơn.

c. Điều kiện lao động: Không bình thường, luôn di chuyển trong phạm vi hoạt động, không thoải mái.

  • Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động phải lam việc trong điều kiện không bình thường : phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò ; mùi tanh của tôm , cá ; mùi đặc trưng của các nguyên liệu thực phẩm khác như các loại thực phẩm khô(tôm khô, cá khô…), gia vị, dầu mỡ, nước chấm…

  • Bên cạnh đó, còn có sự ẩm ướt, khói, múi hôi có lẫn dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến.

  • Ngoài ra,  trong suốt quá trình thao tác, người lao động phải đi, đứng, di chuyển trong phạm vi hoạt động, it khi được ngồi nghỉ thoải mái.

  • Trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất đã có phần được nâng cao, những tiện nghi sinh hoạt, làm việc, nấu nướng…được cải thiện ; nhà bếp được thiết kế khoa hộc, đẹp, khang trang, thông thoáng và tiện nghi, với đầy đủ những phương tiện hiện đại, tuy vậy người lao động cũng không thể thoát khỏi những điều kiện đặc trưng cua nghề nghiệp.

d. Sản phẩm lao động: Các món ăn, món bánh phục vụ bữa ăn hằng ngày, phục vụ các bữa tiệc...

  • Các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của gia đình : cơm thương ngày, cơm bình dân, phở, bún, bánh mì, bánh ngot ...

  • Các món ăn,món bánh phục vụ cho bữa tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lich tai các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống…

  • Đặc điểm của sản phẩm lao động là góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khoẻ và thể lực, một yếu tố quan trọng trong cuộc sống.

  • Cần phải chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để sản phẩm lao động luôn bảo đảm an toàn cho tính mang con người.

  • Ngoài ra, các sản phẩm lao động của nghề nấu ăn cũng cần phải được quan tâm đến cách trình bày và sử dụng, thể hiện nét thẩm mĩ đặc trưng của văn hoá ẩm thực mỗi dân tộc

2. Yêu cầu của nghề

  • Muốn việc nấu ăn có hiêu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể, người làm nghề nấu ăn phải:

    • Có đạo đức nghề nghiệp;

    • Nắm vững kiến thức chuyên môn;

    • Có kĩ năng thực hành nấu nướng;

    • Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm;

    • Sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu,dụng cụ cần thiết;

    • Biết chế biến món ăn ngon, hợp khẩu vị,đảm bảo vệ sinh và an toan thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn,làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hoá, tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khoẻ

III  Triển vọng của nghề

  • Chế biến thức ăn là việc làm cần thiết cho sự sống của con người, được thực hiện ở nơi công cộng hay trong từng hộ gia đình. Chính vì thế, nghề nấu ăn là nghề không thể thiếu được ; muốn có thức ăn ngôn, phải có người nấu ăn giỏi.

  • Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng sung túc và văn minh, nhu cầu ăn uống càng được nâng cao

  • Ăn uống còn là loại hình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong các cuộc hành trình xuyên quốc gia,du khách thường tìm hiểu về đất nước và con người, nét văn hoá ẩm thực độc đáo (thể hiện qua các mon ăn, cách ăn) của đất nước mà họ đặt chân đến, vì đó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc gắn liền với văn minh nhân loại.

  • Hiện nay, nhiều trường lớp đào tạo nghề nấu ăn được phát triển mạnh mẽ, từ hệ sơ cấp đến hệ đại học hoặc tổ chức dưới dạng các trường lớp chuyên nghiệp, chính quy, không chính quy, các lớp dạy nghề ngắn hạn…Học viên được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp sẽ có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành vững chắc, đáp ưng nhu cầu của xã hội trong việc duy trì và phát triển văn hoá ẩm thực của đất nước trông thời đại ngày nay.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Em hãy cho biết tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ con người? 

Hướng dẫn giải

  • Tạo nên món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.

  • Phục vụ tích cực cho nhu cầu ăn uống, du lịch. Duy trì và thể hiện nét văn hoá ẩm thực độc đáo của mỗi dân tộc.

Bài 2:

Những yêu cầu đối với người làm nghề nấu ăn là gì? 

Hướng dẫn giải

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn.

  • Có kĩ năng thực hành nấu nướng.

  • Biết tính toán lựa chọn thực phẩm

  • Sử dụng thành thạo những dụng cụ, nguyên liệu cần thiết.

  • Biết chế biến món ăn.

Bài 3: 

Em có suy nghĩ gì về triển vọng của nghề nấu ăn? 

Hướng dẫn giải

  • Ngành nấu ăn rất triển vọng vì ẩm thực luôn luôn quan trọng trong cuộc sống,học thật tốt và đam mê với nghề là sẽ phát triển tốt.

  • Nấu ăn là một nét văn hoá của người Việt, và ăn uống luôn quan trọng trong mọi thời đại nên nghề nấu ăn chắc chắn sẽ phát triển.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Giới thiệu về nghề nấu ăn, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống với sức khoẻ và vai trò, vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người.

  • Biết được những yêu cầu, những đặc điểm cơ bản và triển vọng của nghề nấu ăn.