Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất Việt Nam có diện tích 331 212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo.
+ Đường biên giới trên đất liền giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, đi qua 25 tỉnh.
+ Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang).
- Vùng biển của nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Là cầu nối giữa hai lục địa (Á – Âu và Ô-xtrây-li-a); hai đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).
- Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.
Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.
- Đối với khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc, khí hậu có hai mùa rõ rệt.
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đối với sinh vật: có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
- Đối với khoáng sản: có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.