tìm câu thành ngữ tục ngữ với mỗi câu sau
a) chết đứng còn hơn sống quỳ
b) năng nhạt , chặc bị
Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ ngữ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?
Trong câu tục ngữ, các từ "đứng" và "quỳ" được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của thân thể con người mà theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. "Chết đứng" là chết một cách hiên ngang, có khí phách. "Sống quỳ" là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Phép chuyển nghĩa này đã cụ thể hoá những điều trừu tượng, vì vậy cách diễn đạt trở nên hình tượng và biểu cảm.
Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?
Từ “đứng” và “quỳ” được sử dụng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của con người, mà ẩn dụ cho nhân cách, phẩm giá:
+ “Đứng” hiên ngang, khí phách
+ “Qùy” hèn nhát, quỵ lụy
→ Từ được dùng theo nghĩa chuyển đã diễn đạt được những thứ trừu tượng thành những thứ cụ thể
em hãy giải thích câu tục ngữ chết dứng còn hơn sống quỳ
Nghĩa là:Thà chết một cách đoàng hoàng ,hiên ngang còn hơn sống nhục nhã đớn hèn (phải quỳ gối trước mặt người khác).
Câu thành ngữ ' Chết đứng còn hơn sống quỳ ' nhằm nói nếu sống trong một cuộc đời vô vị, bị bắt quỳ gối hầu hạ cho bọn giặc thì thà chết trong vinh dự, trong hiên ngang mà không xấu hổ
thà chết còn hơn là phải sống trong một cuộc sống đau khổ mak ko có tự do
tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các tục ngữ dưới đây
a] chết đứng còn Vinh Còn Hơn Sống..................
B chết...................... còn Hơn Sống đục
C Chết Vinh Còn Hơn Sống........................
D chết một đống Còn Hơn Sống.........................
Tìm từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn trỉnh các tục ngữ dưới đây Chết đứng còn hơn sống.......Chết.......còn hơn sống........Chết một đống còn hơn sống ..........
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết trong còn hơn sống đục.
Chết một đống còn hơn sống một người.
Nêu 3 việc làm tự trọng và 3 việc làm thiếu tự trọng
Giải thích nghĩa của các câu tục ngữ
1 Chết vinh còn hơn sống nhục
2 Chết đứng còn hơn sống quỳ
3 Đói cho sạch rách cho thơm
Giúp mình với nha
Công dân 7
3 việc làm tự trọng: nhận lỗi khi mắc lỗi, không quay cóp, không ăn cắp, nói xấu bạn,...
3 việc làm thiếu tự trọng: quay cóp, mắc lỗi nhưng không nhận lỗi, nói xấu bạn bè.
Giải nghĩa:
- Chết vinh còn hơn sống nhục: thà chết trong vinh quang còn hơn sống mà nhục nhã. Thà làm việc quang minh, trong sạch còn hơn ăn cắp, làm việc xấu để tồn tại.
- Chết đứng còn hơn sống quỳ (nghĩa tương tự như câu trên), tương đương với câu "Cây ngay không sợ chết đứng".
- Đói cho sạch rách cho thơm: ý nói dù nghèo đói, thiếu ăn, dù vật chất có thiếu thốn, quần áo có rách cũng phải gọn gàng, sạch sẽ. Sâu xa hơn là vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.
Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cảnh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho " sạch", cho " thơm".
a.giải thích ý nghĩ của các câu tục ngữ sau :(nghĩa đen,nghĩa bóng)
uống nước nhớ nguồn
cái nết đánh chết cái đẹp
chết trong còn hơn sống đục
b.tìm những câu tục ngữ có nd, ý nghĩa tương tự với mỗi câu tục ngữ trên
a. + b
- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên.
=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.
=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.
=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục.
.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:
" Tốt gỗ , xấu nước sơn.
Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau đây vào các nhóm thích hợp và đặt tên cho từng nhóm : Thương người như thể thương thân ; có công mài sắt có ngày nên kim ; môi hở răng lạnh ; đồng sức đồng lòng ; kề vai sát cánh ; chết vinh còn hơn sống nhục ; chết đứng còn hơn sống quỳ ; đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhóm 1 : Thương người như thể thương thân
- Môi hở răng lạnh
=> Tấm lòng tương thân tương ái
Nhóm 2:- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Đổ mồ hôi , sôi nước mắt
=> Nước chảy đá mòn
Nhóm 3 :- Đồng sức đồng lòng
- Kề vai sát cánh
=> Tấm lòng đoàn kết
Nhóm 4 : - Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ.
=> Lòng tự trọng
Nhóm 1 : Truyền thống yêu nước,đoàn kết.
- Đồng sức đồng lòng
- Kề vai sát cánh
Nhóm 2 : Truyền thống kiên cường,bất khuất
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
Nhóm 3 : Truyền thống lao động,cần cù
- Có công mài sắt có ngày nên kim
Nhóm 4 : Truyền thống nhân ái
- Thương người như thể thương thân
Mk trả lời thiếu,trả lời lại nè
Nhóm 1: Truyền thống yêu nước, đoàn kết.
- Đồng sức đồng lòng
- Kề vai sát cánh
Nhóm 2: Truyền thống kiên cường, bất khuất.
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
Nhóm 3: Truyền thống lao động cần cù.
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
Nhóm 4: Truyền thống nhân ái.
- Thương người như thể thương thân
- Môi hở răng lạnh
Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết / vinh, sống / nhục
+ Vinh: được kính trọng, đánh giá cao
+ nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ