Viết đoạn văn diễn dịch(khoảng 8-10 câu) với chủ đề:Lòng vị tha.
Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với chủ đề:Lòng tự trọng.
{Mog mn giúp ak.Cảm ơn!}
Người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực, lòng tự trọng… Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp đang có, trong cuộc sống ngày nay lòng tự trọng rất cần thiết ở mỗi người nhất là học sinh để hoàn thiện chính mình trở thành người công dân tốt.Lòng tự trọng là coi trọng giữ gìn phẩm cách danh dự bản thân hay nói cách khác là coi trọng giá trị bản thân. Lòng tự trọng là tố chất quan trọng làm lên phẩm cách con người. Biết coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh phẩm và có thái độ sống đúng đắn. Người có lòng tự trọng là có những suy nghĩ hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và được mọi người thừa nhận nghĩa là biết tạo và giữ chữ tín với mọi người. Không làm những việc xấu xa trái với đạo đức con người khi mắc khuyết điểm thẳng thắn thừa nhận và sửa chữa. Khi thấy bản thân không đủ kinh nghiệm đảm nhận một trách nhiệm lớn hơn thì biết nhìn nhận đối mặt với những hạn chế của mình để có cách ứng xử đúng hơn, luôn có ý thức tự vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Người có lòng tự trọng còn chú ý cả lời nói trong giao tiếp.Người có lòng tự trọng luôn tin vào việc mình làm luôn chủ động tự tin trong cuộc sống sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách. Đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời, được mọi người lể phục tôn trọng.Thực chất của lòng tự trọng luôn song hành giữa nhận thức và hành động giữa lời nói và việc làm. Mọi người trong cuộc sống hầu hết được ý thức của lòng tự trọng song còn có những người có những biểu hiện chưa tốt: Lời học, dựa dẫm, ích kỉ. Khi người không có lòng tự trọng là người đánh mất nhân cách của mình, không biết tự tôn trọng mình và cũng có nghĩa là không tôn trọng người khác.Mỗi học sinh cần ý thức tự giác trong mọi hành động. Gia đình, nhà trường, xã hội cần giáo dục học sinh hiểu rõ lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.Để xây dựng lòng tự trọng cho mình mỗi người phải có ý thức học hỏi rèn luyện. Rèn luyện lòng tự trọng là cuộc đấu tranh với chính mình để có suy nghĩ hành động đúng đắn trong cuộc sống.Lòng tự trọng là tố chất quan trọng cao quý con người. Mỗi chúng ta trước hết hãy biết coi trọng chính mình.
Tham khảo nha em:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.
Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái) với câu chủ đề:
Lòng can đảm là yếu tố cần thiết ở mỗi con người trong cuộc sống
Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu với câu chủ đề sau: Bài thơ "Quê hương" đã thể hiện tình yêu tha thiết, sâu nặng của tế hanh với làng chài quê hương.
Tham Khảo:
*Bài văn:
Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;
Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
"Bằng những trang văn đằm thắm thiết tha , người đọc đã được nhà văn đưa đến những dòng cảm xúc qua văn bản Tôi đi học" Viết đoạn văn với câu chủ đề trên theo kiểu diễn dịch.(8-10)câu
"Bằng những trang văn đằm thắm thiết tha , người đọc đã được nhà văn đưa đến những dòng cảm xúc qua văn bản Tôi đi học" Viết đoạn văn với câu chủ đề trên theo kiểu diễn dịch.(8-10)câu
"Bằng những trang văn đằm thắm thiết tha , người đọc đã được nhà văn đưa đến những dòng cảm xúc qua văn bản Tôi đi học" Viết đoạn văn với câu chủ đề trên theo kiểu diễn dịch.(8-10)câu
VD 1 : Bài làm
Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”
- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.
- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
VD 2 : Bài làm
Bếp lửa là hình ảnh ẩn dụ,bếp lửa vừa gợi nghĩa thực về bếp đun hàng ngày trong cuộc sống lao động và sinh hoạt,vừ gợi về tấm lòng ấm áp,yêu thương của bà như ngọn lửa cháy mãi trong lòng cháu.Bếp lửa cũng là ngọn lửa của nhiệt tình,nhiệt huyết của bà với cách mạng.Tình yêu đất nước của bà luôn cháy sáng như ngọn lửa.Mở đầu bài thơ,tác giả sử dụng điệp từ"1 bếp lửa" như nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa đang trở về trong tâm trí nhà thơ.Ngọn lửa cháy sáng của niềm tin,tình yêu và khát vọng vế 1 cuộc sống mới no ấm,hạnh phúc.Bên cạnh đó tác giả sử dụng từ gợi hình"chờn vờn,ấp iu"vừa gợi nghĩa thực về hình ảnh ngọn lửa lúc sáng sớm khi vừa nhen nhóm, chập chờn lúc ẩn lúc hiện.Hình ảnh bếp lửa vừa mang tầng nghĩa tả thực,vừa mang nghĩa ẩn du:sự tần tảo tấm lòng yêu thươnglaf đức hi sing,niềm tin của bà vào cuộc đời,vào con người.Bếp lửa ấy vừa "kì lạ" vừa "thiêng liêng":
Ôi, kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!
Nó kì lạ bởi được cháy lên trong mọi cảnh ngộ,không có gì dập tắt được.Bếp lửa thiêng liêng vì nơi đây sáng mãi tình bà cháu tong cuộc đời mỗi con người.Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng vì nó được nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu mà đượ nhóm lên bởi ngọn lửa của lòng bà,ngọn lửa của sự sống,niềm tin yêu thương,niềm tin hi vọng.
Nhớ cho em một like nhé !
Tham khảo:
Bằng những trang văn đằm thắm thiết tha , người đọc đã được nhà văn đưa đến những dòng cảm xúc qua văn bản Tôi đi học. Thanh Tịnh đã thật tinh tế khi đưa người đọc đi vào thế giới của cảm xúc miên man trong ba cảnh: trên đường tới trường, trước sân trường và trong lớp học. Nỗi hoài niệm về ngày đầu tiên nhân lên trong lòng người gắn với thời gian cuối thu, với hình ảnh lá vàng, với những làn gió dịu nhẹ. Thanh Tịnh đã sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa để bộc lộ niềm cảm xúc của "tôi" trên con đường đến trường. Cành hoa tươi mỉm cười hay con đường làng.. quen thuộc gần gũi cũng trở nên lạ lùng. Ta làm sao quên được cái bẽn lẽn, cái chờ mong của đứa trẻ ngày đầu tđi học. Cảm giác lâng lâng ,thấy mình lớn trên con đường tới trường được chuyển đổi với sự e dè khi phải xa mẹ, sự bẽn lẽn như con chim non khép mình. Để rồi tất cả rụt rè, lo âu và cả háo hức, mong đợi chuyển hóa thành sự hồi hộp trong lớp học với người bạn xa lạ mà lại thân quen vô cùng.
Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 dòng, trình bày nội dung theo cách diễn dịch với câu chủ đề sau: Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình
Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình . Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Tác giả đã thổi hồn vào những sự vật gần gũi thân thương khiến các sự vật mang 1 vẻ đẹp 1 linh hồn riêng. Điều này càng thể hiện rõ tình yêu quê sâu nặng của ông.
Viết đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch với câu chủ đề sau 'Lão Hạc là người cha đầy lòng vị tha và đức hy sinh cao cả'
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu cho câu chủ đề sau: tình mẫu tử là tình cám thiêng liêng , có vị trí đắc biệt quan trọng đối với mọi ng` trong đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái