Viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp về đoạn thứ 2 của bài chiếu rời đô
giúp mik với ạ
Cho câu chủ đề" Bạn ấy rất khiêm tốn" . Hãy viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. Các bạn giúp mik với Cần gấp ạ
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về Lão Hac ( theo quy nạp hoặc diễn dịch)
( Lưu ý phải ghi chú : đó là cách quy nạp hay diễn dich. Chiều thứ 6 nộp)
Gạch chân câu chủ đề
Tham khảo:
Cách diễn dịch:
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp về lòng yêu nước của TQTuấn
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng đời Trần ở thế kỉ XIII. "Hịc tướng sĩ" là một bài hịch thể hiện sự quyết tâm đánh giặc cùng lòng yêu nước nồng nàn của vị tướng này. Trước hết, khi đọc câu văn, người đọc dẽ dàng nhận thấy những suy tư, trăn trở của Trần Quốc Tuấn. Khi quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta, ông lo cho dân, lo cho sự an nguy của dân, lo cho đất nước đến nỗi quên ăn, quên ngủ. Hơn thế nữa, biện pháp so sánh "ruột đau như cắt" cùng các động từ mạnh như cắt, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan,... như lột tả sự căm hờn, phẫn uất của Trần Quốc Tuấn. Ông căm thù giặc đến nỗi khao khát được lột da, được uống máu quân thù. Qua nỗi căm phẫn ấy, người đọc thấy được một tinh thần yêu nước nồng nàn đang sáng lên trong trái tim ông. Thử hỏi xem nếu ông không yêu nước thì cớ gì ông lại phải căm ghét, đay nghiến bè lũ xâm lược? Chính vì vậy mà đến câu văn tiếp theo, ông đã khẳng định một cách chắc nịch "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Câu văn như làm sáng tỏ lòng yêu nước, thương yêu dân của vị tướng nhà Trần. Ông sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng bị giặc tước đi mạng sống để cứu lấy dân, để giữ yên bề cõi. Phải yêu dân, yêu nước đến vô bờ bến thì Trần Quốc Tuấn mới có thể hi sinh, luôn chất chứa nỗi đau đáu, xót xa đến như vậy! Thật vậy, con cháu Việt Nam ngày nay luôn tưởng nhớ đến công lao của Trần Quốc Tuấn. Dù ông đã hi sinh nhưng ông vẫn sẽ như những vì sao, tỏa sáng khắp bầu trời đêm.
hãy viết đoạn văn nghị luận bàn về tính trung thực khoảng 15 dòng (theo kiểu quy nạp hoặc diễn dịch). giúp mik vs
Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người.
Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình.
Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.
TL
Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mỗi học sinh đều phải trung thực. vậy đức tính trung thực là gì? Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Không có di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Trung thực chính là bông hoa đẹp nhất trong kho tàng phẩm đức của con người. Sống không có lòng trung thực thì cũng sẽ chẳng thể có niềm tin tưởng từ người khác. Một lối sống trung thực luôn mang lại cho con người sự hài lòng về bản thân, tin tưởng nhiều hơn vào con người và những giá trị bền vững của cuộc sống này.
Trung thực là tính ngay thẳng, thật thà không tham lam gian dối, không vì lòng ham danh hám lợi mà làm những điều sai trái làm tổn hại đến người khác. Sống trung thực là luôn tôn trọng sự thật dù rằng sự thật đó có phũ phàng và ngược lại ghét thói xu nịnh, giả dối. Người biết xây dựng lối sống trung thực khi phạm lỗi lầm luôn biết nhận lỗi, chứ không tìm cách che đậy, lấp liếm ngay cả khi sự thật ấy không có ai biết đến.
Trung thực là đức tính tốt đẹp và đem lại cho con người nhiều ích lợi. Người có lối sống trung thực luôn tạo dựng được niềm tin nơi người khác, được mọi người yêu quý trân trọng, tin tưởng; làm việc gì cũng được người khác ủng hộ, giúp sức, công việc diễn ra thuận lợi dễ dàng, con người dễ thành công trong cuộc sống. Ngược lại, kẻ tham lam, gian dối, tâm địa độc ác “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm” thì nhất thời có thể lừa gạt được người khác, thu lợi cho cá nhân mình nhưng sẽ bị người đời chê cười, phỉ báng, lúc sa cơ thất thế không ai là người thương xót, cận kề giúp đỡ.
Sống trung thực, giữ lòng mình ngay thẳng trong sạch, giúp cho bản thân không dễ dàng bị sa ngã bởi những bả vinh hoa phù phiếm mà người khác mang ra dụ dỗ mình; kiên định đi theo con đường mình đã chọn, không bao giờ để cho sự tham lam và những ham muốn về tiền tài, danh vọng, cuộc sống giàu sang, phú quý sai khiến mình làm những điều sai trái, tán tận lương tâm, làm bại hoại luân thường đạo lí, hại mình hại người, v.v..
Lối sống trung thực giúp con người nhận ra những khuyết điểm của bản thân để không ngừng hoàn thiện chính mình trở thành con người bản lĩnh thực thụ. Sống thiếu trung thực, con người sẽ góp phần gây ra những tệ nạn, tiêu cực, bất công trong xã hội; tham ô, hối lộ, buôn lậu, bán hàng gian hàng giả, gian lận trong thi cử, lừa đảo, v.v….
Sống không tham lam gian dối, không tìm chiếm đoạt của cải, hãm hại người khác. Lòng tham chính là bản năng của con người. Nó như ngọn lửa nóng bỏng thôi thúc con người chiếm đoạt về phần mình những lợi ích. Chế ngự được lòng tham mới có thể làm được người tốt đẹp. Không chế ngự được lòng tham tất sẽ rước họa vào thân.
Khi làm sai phải biết nhận lỗi và tìm cách sửa chữa. Không ai sống mà không có lỗi lầm. Lỗi lầm giúp con người nhìn nhận lại bản thân, sửa sữa và khắc phục hậu quả do hành động sai trái gây ra. Biết nhận lỗi là một hành động cao quý. Biết khắc phục lỗi lầm là hành động của nhân đức. Hãy xoa dịu những vết thương nếu ta lỡ lầm gây ra nó. Điều đó sẽ gắn kết con người lại với nhau.
Sống luôn tôn trọng sự thật, không xu nịnh bợ đỡ người khác để vụ lợi cho bản thân mình. Né tránh sự thật không có lợi cho mình, xu nịnh người có chức quyền, đè nén người nghèo khó là hành động của kẻ yếu đuối và hèn kém. Hãy sống mạnh mẽ, hãy đứng bằng đôi chân của chính mình, tôn trọng sự thật và công lý thì mới có thể thành công và nhận lấy tình yêu thương trong cuộc sống.
“Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để sống trung thực”. Kẻ yếu đuối tin vào may mắn, người mạnh mẽ tin vào nhân quả. Cuộc sống luôn công bằng, người dối trá sẽ nhận lấy hậu quả, người trung thực sẽ được đền đáp xứng đáng. Không có thành quả nào được hình thành bền vững bởi sự giả dối của con người. Bởi thế, hãy luôn sống trung thực với chính mình, với mọi người và với cuộc đời.
Hãy viết một bài luận điểm về lý tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay viết thành một đoạn văn theo phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch. (100 từ)
Viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp với chủ đề sau trải nghiệm với tuổi trẻ ( 8 - 10 câu) giúp mik vs mik đang cần gấp
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu chủ đề "Trải nghiệm với tuổi trẻ"
Mẫu:
Ai sống trên đời có lẽ cũng cần có sự trải nghiệm, để con người ta khám phá, để khôn ra. Và có lẽ, ở cái tuổi còn trẻ, họ nếm nhiều trải nghiệm nhất.
Thân đoạn:
- "Trải nghiệm với tuổi trẻ" là gì?
+ Cái mới lạ từ thiên nhiên, xã hội.
- Tuổi trẻ có cần sự trải nghiệm không?
+ Cần có, để biết nhiều về cuộc đời, về xã hội hơn.
- Mở rộng:
+ Có phải trải nghiệm nào cũng cần phải trải?
-> Những tệ nạn xã hội là những trải nghiệm mà tuổi trẻ không cần học theo.
Thực trạng: Lên án hành vi hút thuốc, bạo lực học đường/ ngôn từ của giới trẻ.
-> Những trải nghiệm cần với tuổi trẻ:
--> Cố gắng sống độc lập hơn: tự mình dọn nhà, tự nấu cơm,..
--> Tự giác học hành, chăm chỉ để lo cho tương lai bản thân.
--> Làm thiện nguyện yêu thương.
--> Nhặt rác bảo vệ môi trường.
--> ...
- Đánh giá:
+ Trải nghiệm là điều cần thiết nhưng điều quan trọng hơn hết là phải đủ minh mẫn lựa chọn cái nghiệm tốt để trải.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
(Đừng tin rằng mình ..., hãy mong mình đừng....; đừng nói bản thân như thế nhé Thảo:")
Viết một đoạn văn ngắn về thông tin năm trái đất năm 2000 theo phương thức diễn dịch hoặc quy nạp và chỉ ra quy nạp và diễn dịch ở chỗ nào?
Em tham khảo:
Sau khi học xong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000, em cảm thấy mình học được rất nhiều điều bổ ích cũng như hiểu thâm được về tác hại của bao bị ni lông(Câu chủ đề - Đoạn diễn dịch). Chỉ là một bao bì ni lông bình thường em sử dụng hàng ngày mà thôi mà đã phải tốn hàng trăm nghìn năm thì mới phân hủy được. Chúng gây ô nhiễm không khí khi đốt và khi vứt xuống ao hồ, biển thì chúng sẽ khiến cho biết bao nhiêu động vật dưới nước phải chết. Ngoài ra các thành phần trong nó khi chôn dưới đất sẽ tạo thành màng cản khiến cho các rể cây không thể phát triển được,...rồi hàng loạt, hàng loạt các tác hại của chúng đã được liệt kê ra khiến chi em không khỏi bàng hoàng. Em tự hứa với bản thân, từ nay sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, cũng như là các sản phẩm gây hại cho môi trường, ngoài ra, khi đi chợ cùng mẹ, em sẽ nhắc mẹ đổi từ bao bì ni lông bằng túi vải, vừa bền lại vừa giữ được bền lâu, cũng như tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ sau nữa.
Viết đoạn văn : Diễn dịch, quy nạp, tổng- phân –hợp, có tích hợp các yếu tố tiếng Việt với các nội dung sau:
- Dạng bài giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Dạng bài phân tích hoặc nêu cảm nhận về một đoạn thơ.
Viết đoạn văn : Diễn dịch, quy nạp, tổng- phân –hợp, có tích hợp các yếu tố tiếng Việt với các nội dung sau:
- Dạng bài giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Dạng bài phân tích hoặc nêu cảm nhận về một đoạn thơ.