Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...

Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.

Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
27 tháng 9 2021 lúc 19:33

Quê hương,cội nguồn của văn hóa dân tộc.Thật vậy ,quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên,là nơi ông cha ta nghìn năm bảo vệ và giũ gìn truyền thống dân tộc.Quê hương là những gì thân thương gần gũi và gắn bó nhất trong đời sống hàng ngày …là những câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể,là những khúc hát ầu ơ ru ta sớm ngày,là những chiếc cuốc,chõng tre ,thúng cha hay làm…Quê hương là nơi chúng ta,những người còn sống báo hiếu cha ông vào dịp lễ tết ,bằng những mâm cơm giản dị tưởng nhớ về người đã khuất.Quê hương không hiện đại và văn minh nhủ đo thị nhưng nó là cội nguồn là lẽ sống ,là bản sắc văn hóa dân tộc mà ta cần thừa hưởng và phát huy.

Khách vãng lai đã xóa
My Sunshine
Xem chi tiết
De~~mon
15 tháng 3 2017 lúc 21:11

The house I am living in is situated in the suburb of Hanoi city, within thirty minutes drive off the city center. We have lived there for more than twenty years. This is a fairly large house surrounded with a beautiful garden.

My house consists of four bed-rooms, a living-room, a bathroom with a shower, a dinning-room, a kitchen and a toilet. It is air-conditioned and well-furnished. The living-room is decorated beautifully. Paintings by famous artists are hung on the walls. At night, the color neon lights increase the beauty and coziness of the room. There, on Sundays and holidays my father usually spends his time playing chess or drinking tea with his friends. My mother and my younger sisters are kind and hard-working women. They often keep the house clean and tidy.

On hot days of summer, we usually take meals in the garden, under a big tree. It is fairly cool and quiet here. We enjoy our meals in the melodious twitters of birds. On stormy and rainy nights, all family members gather in the living-room, watching television or telling each other about their daily activities.

I love my house very much because it is the place where I was born and have grown up in the education of my father and in the tender loving care of my mother. I have spent my whole childhood in the love and affection of my dear ones with so many sweet memories.

Khanh Duyen
15 tháng 12 2016 lúc 22:04

giờ cần nữa ko bạn

 

Ánh Tuyết Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Minh Nhân
23 tháng 2 2021 lúc 21:18

Em tham khảo nhé !!

 

Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, những điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn.

 

Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi logo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những họa sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như : trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán.

 

Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một thật là hữu ích, đem đến rất nhiều điều bổ ích, lí thú và cả những giây phút sảng khoái vậy nên việc bảo quản sách là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bọc, dán nhãn cẩn thận để tránh bị ướt hay bẩn sách, giữ gìn cẩn thận không để quăn mép.

 

Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé!

 

minh nguyet
23 tháng 2 2021 lúc 22:31

Tham khảo:

Một trong những hành trang không thể thiếu cho quá trình học tập của người học sinh đó chính là những quyển sách giáo khoa. Sách giáo khoa là sản phẩm của tri thức, được ra đời nhằm hỗ trợ việc học, cung cấp kiến thức cho người học. Sách được biên soạn vào mục đích giảng dạy tại trường học, thể hiện nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 là một trong những quyển nằm trong bộ sách giáo khoa dành cho môn Ngữ văn.

Tất cả sách giáo khoa đều là sự cụ thể hóa của chương trình học, để xuất bản ra một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 sẽ phải có một hội đồng biên soạn chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập với nhiều giáo sư chuyên ngành Ngữ văn. Sau khi biên soạn chương trình phải trải qua quá trình thẩm định và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thông qua và đem vào giảng dạy thử nghiệm. Trải qua thử nghiệm Nhà xuất bản Giáo dục sẽ là đơn vị chuyên trách in ấn và phát hành sách sử dụng đại trà. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 có hình chữ nhật đứng độ dày khoảng 1cm với kích thước 17cm x 24cm gồm tất cả 167 trang. Sách nổi bật với bìa trước màu hồng phấn và khóm hoa màu xanh vàng in trên bìa, trên đầu sách là tên "Bộ Giáo dục và Đào tạo", tên sách "Ngữ văn" màu tím than được viết to, số 8 màu trắng và góc dưới bên phải bìa là logo và tên "Nhà xuất bản giáo dục". Bìa sau của sách có hình Huân chương Hồ Chí Minh, logo của bộ giáo dục và bảng danh sách các quyển sách giáo khoa trong chương trình lớp 8. Giấy in sách có màu hơi sậm chống lóa và mỏi mắt cho học sinh, chữ hoàn toàn là màu đen chỉ khác nhau về kích cỡ chữ ở các đề mục, mọi câu chữ đều chính xác và chuẩn chỉ đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Nội dung trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 là một kho tàng văn học khá phong phú bao gồm ba phần lớn đó là văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Phần văn bản sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức văn học qua các tác phẩm văn xuôi, truyện, thơ của cả Việt Nam và nước ngoài ví dụ như truyện ngắn "Cô bé bán diêm", bài thơ "Muốn làm thằng Cuội", văn bản nhật dụng "Bài toán dân số". Phần tiếng Việt giống như phần ứng dụng và thực hành luôn trong bài học về các loại câu, dấu, từ, ví dụ như bài "Từ tượng hình, từ tượng thanh", "Nói quá", "Câu ghép", "Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm". Cuối cùng là phần tập làm văn cung cấp kiến thức, kĩ năng về cách làm các kiểu văn bản đặc biệt là văn tự sự và thuyết minh, ví dụ như bài "Phương pháp thuyết minh", học sinh thông qua những bài học này trau dồi kinh nghiệm để viết nên những bài văn thuyết minh không còn khô khan. Điểm thú vị đó là trong một số bài học sách còn in những hình ảnh minh họa giúp cho việc học không bị nhàm chán.

Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 nói riêng là công cụ học tập quan trọng, cần thiết của mỗi người học sinh chúng ta, chính vì vậy mọi người phải có ý thức sử dụng đúng mục đích, tự giác giữ gìn cẩn thận không để dính nước làm rách nát, quăn mép, nên bọc vở bằng báo hoặc bìa cứng để sau khi học xong còn để lại làm tư liệu hoặc cho các em lớp sau.

Lê Hoàng Bảo
Xem chi tiết
thưday
Xem chi tiết
Phạm Mai Phương
20 tháng 5 2023 lúc 20:56

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

ok nhá.

Phạm Mai Phương
20 tháng 5 2023 lúc 21:23

nhớ tick ch mik nhá

Tài Thịnh Nguyễn
Xem chi tiết
Tài Thịnh Nguyễn
5 tháng 4 2022 lúc 9:14

Giúp mik với

Lương Thành Long
Xem chi tiết
Vũ Thị Bạch Liên
25 tháng 4 2022 lúc 12:55
Bài này em chỉ đc kham khảo thôi nhé :   Ngót hơn một trăm năm qua, người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật,  Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình: Nghề sơn, tạc tượng thờ – nghề đã tạo nên cho làng quê Sơn Đồng biết bao nghệ nhân có đôi tay tài hoa, được vua Khải Định ban thưởng; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân.Từ vùng đất tổ Hùng Vương đến Nam thiên đệ nhất động – chùa Hương, bất cứ đâu trong cả nước, người ta cũng thấy có tượng phật, đồ thờ do chính bàn tay thợ gỗ Sơn Đồng chế tác. Một điều rất đặc biệt ở những người thợ làng gỗ này là mặc dù không có dấu hiệu gì trên các pho tượng, song ở đâu đâu người Sơn Đồng cũng dễ dàng nhận ra được những đường nét không thể lẫn của sản phẩm tượng gỗ làng mình. Họ đã nhìn vào đó để tự hào có nghề quý được kết tinh trong đôi bàn tay người thợ quê nhà mà người vùng khác muốn học cũng khó lòng theo được và còn để “khắc cốt ghi tâm” phải giữ tròn chữ tín cho nghề tổ.
Nguyễn Lương Phương Thảo
26 tháng 4 2022 lúc 21:18
Thuyết minh về làng nghề nón lá xứ Huế

Chiếc nón lá - hình ảnh thân thuộc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam không biết tự bao giờ đã âm thầm lặng lẽ đi vào thơ ca, được nhiều bạn đọc yêu thích. Nón lá từ lâu không chỉ là vật dụng chỉ để che mưa, che nắng, mà nó còn là biểu tượng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để có được những chiếc nón ấy, người thợ thủ công đã bỏ ra không ít công sức. Những làng nghề làm nón lá xuất hiện, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Huế là nơi nổi tiếng hơn cả.

"Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."
(Đông Hồ)

Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm.

Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...

Để định hình chiếc nón,người nghệ nhân bắt đầu làm khung. Công đoạn đầu tiên là chuốt vành, công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo léo, chuốt sao cho các vành đều nhau, vừa vặn, không quá to hay quá nhỏ làm mất vẻ đẹp của nón. Vành nón được làm bằng gỗ nhẹ, mảnh, các vành ghép lại tạo cho chiếc nón lá có độ khum, độ tròn và có hình dáng nhất định. Mỗi chiếc nón thường có từ 15-16 vành, đường kính khoảng 50cm, làm từ gỗ cây lồ ô, câu mung có nhiều ở Thừa Thiên - Huế. Vành nón có tuổi thọ khoảng vài chục năm tùy thuộc vào người sử dụng. Có thể xem đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định rõ hình dạng chiếc nón lá, 16 vành nón còn được người dân nơi đây đặt cho cái tên ấn tượng nhưng dễ nhớ: "16 vành trăng".

Tiếp theo là công đoạn lợp lá - một công đoạn quan trọng không kém. Lá dùng để lợp nón là loại lá nón bình thường, nhưng chúng phải trải qua các giai đoạn chọn lọc tỉ mỉ và trải qua nhiều khâu: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng. Người nghệ nhân phải cân nhắc, cẩn thận sao cho lá nón giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Những chiếc lá nón được xếp đều lên vành, không bị chồng chéo nhau, tạo nên hình ảnh chiếc nón thanh mảnh, đầy nữ tính. Những người nghệ nhân sẽ đính những chiếc lá này cố định lên vành nón bằng một loại "chỉ" đặc biệt, cốt làm cho chiếc nón đẹp hơn, bền chắc hơn. Bình thường,mỗi vành nón xếp khoảng 24-25 chiếc lá đều nhau. Đến đây, chiếc nón lá đã phần nào được định hình, các bộ phận đều khá đầy đủ.

Sau công đoạn lợp lá là công đoạn đặt hoa văn. Biểu tượng giữ hai lớp nón lá thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu Ngói,.... được đặt hài hòa trong không gian nón, để khi soi dưới ánh nắng mặt trời, ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Chưa hết, những bài thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được in cạnh bên, những bài thơ này thường được làm từ giấy bòng bảy màu, in nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón. Nón lá với hoa văn đẹp mắt, tinh tế đã cuốn hút không biết bao nhiêu người dân hướng về quê hương Huế mộng mơ đầy yêu thương.

 

 

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: chằm nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, chính vì lí do này mà thợ chằm nón đa số đều là nữ. Từng đường kim mũi cước mềm mại uốn cong theo vành nón, nhanh thoăn thoắt mà đều tăm tắp, đẹp biết bao nhiêu. Những đường cước mỏng viền quanh vành nón không làm mất đi vẻ đẹp vốn có mà nó còn tô điểm thêm cho nón lá, đồng thời, cũng giúp làm tăng độ bền cho nón. Nón lá sau khi hoàn tất sẽ được quét lên một lớp nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, không thấm nước. Cuối cùng, những sản phẩm đặc biệt này sẽ có mặt trên thị trường, ở các chợ, các cửa hàng lưu niệm.

Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:

"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
(Thu Bồn)

Nón bài thơ không chỉ là loại nón đơn thuần mà thực sự đã trở thành thương hiệu đặc sắc của dân tộc. Đây là sản phẩm thủ công mĩ nghệ đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lí 8/2010.

Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, nhưng hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.

 

 

Nguyễn Lương Phương Thảo
26 tháng 4 2022 lúc 21:20
làng làm hoa giấy Thanh Tiên

“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu…”

(Thu Bồn)

Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc về làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.

Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến năm 1802 mới được mọi người biết đến.

Người làng kể lại rằng năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có tám hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn năm bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước.

Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.

Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Đồng thời, nó cũng tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

 

 

Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, Huế).

Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.

Xem chi tiết

ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!

cảm ơn mn nhìuvui

Vũ Thị Bạch Liên
25 tháng 4 2022 lúc 12:58

Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

 

 

Nguyễn Hải	Đăng
25 tháng 1 lúc 21:43

Chịu rồi