Cho câu sau: “Anh ấy đã xem bộ phim Rô-mê-ô và Giu-li-ét”.
a. Thêm các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chú, thành phần tình thái,...) vào câu trên.
b. Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trên và (các) câu em vừa viết.
Câu nào sau đây nhận định không đúng về ý nghĩa cái chết của đôi tình nhân Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
A. Cái chết của đôi tình nhân có sức mạnh hoá giải thù hận.
B. Sự bất lực của tình yêu chân chính.
C. Ca ngợi vẻ đẹp của hạnh phúc trần thế.
D. Tác giả chứng minh sức mạnh tình yêu chân chính đã chiến thắng thù hận.
Phần II. Tự luận
Viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả và trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
HS viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang thu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú.
Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
+ Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước.
+ Hương ổi phả (động từ mạnh) vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ..là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!
+ Hình như thành phần tình thái diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc. Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.
→ Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Câu in đậm trong câu văn sau rút gọn thành phần gì?
-Lá ơi! hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi?
A. Thành phần vị ngữ
B. Thành phần trạng ngữ
C. Thành phần chủ ngữ
D. Thành phần phụ chú
In đậm này: Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi
Câu: "Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi" rút gọn thành phần chủ ngữ
Đáp án C
Bài 1. Cho các câu văn: Khi mùa xuân đến, các mầm non ấy vươn mình đứng dậy.
a. Phân tích thành phần câu đã cho .
b. Thành phần chủ ngữ có phải là cụm từ không? Nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ.
a. Câu này gồm có 2 thành phần chính:
o Chủ ngữ: "các mầm non ấy" • Vị ngữ: "vươn mình đứng dậy" b. Không, chủ ngữ trong câu này không phải là cụm từ.
Thành phần trạng ngữ trong câu này là "Khi mùa xuân đến", nó được sử dụng để chỉ thời gian xảy ra hành động trong câu. Nó giúp cho người đọc hoặc người nghe hiểu rõ hơn về bối cảnh và thời điểm diễn ra hành động trong câu.
viết đoạn văn giới thiệu về một tác phẩm (viết như đoạn mở bài) trong chương trình ngữ văn 9 trong đó sử dụng thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập ( tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp) —> gạch dưới từng thành phần đó
Có ý kiến nhận xét về tên quan phụ mẫu trong văn bản như sau: “ Bằng phép tương phản, tác giả đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu vô lương tâm, vô trách nhiệm”. Dựa vào nhận xét trên hãy viết một đoạn văn từ 7-9 câu có sử dụng 1 câu mở rộng thành phần( gạch chân và gọi tên thành phần được mở rộng) để làm rõ ý chủ đề.
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.
Đề 2: Viết đoạn văn T-P-H (12 câu) nêu Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và khởi ngữ. Gạch chân thành phần phụ chú và khởi ngữ.
Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét.
Tham Khảo
Hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét: mắt nàng lấp lánh, đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì sao tinh tú nọ phải hổ ngươi, như vừng dương làm ánh đèn phải thẹn thùng, còn cặp mắt trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang vì tưởng là đêm đã tàn.
Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:
a. Khách giật mình
b. Lá cây xào xạc.
c. Trời rét
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên, Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.
a. Khách/ giật mình
C V
b. Lá cây/ xào xạc.
C V
c. Trời /rét.
C V
Mở rộng thành phần câu:
a. Vị khách đó/ giật mình.
C V
b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc
C V
c. Trời/ rét căm căm.
C V
So sánh, ta nhận thấy những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.
viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc phòng chống dịch covid-19. Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập (thành phần tình thái và thành phần phụ chú)
mọi người ơi giúp mình với ngày mai là mình cần gấp r