AI LÀ NGƯỜI CỬ TRỌNG THỦY SANG ĐỂ KẾT HÔN VỚI MỊ CHÂU?
đóng vai mị châu kể lại truyện an dương vương và mị châu trọng thủy với một kết thúc mới
Tham khảo
Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?". Cụ già thong thả đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: "Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.Thấy không đánh nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.
Theo lời cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".
Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!". Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.
Đọc đoạn văn sau đây trong Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái cổ xưa.
Lúc bấy giờ Triệu Đà là chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Đà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với An Dương Vương và sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chú ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.
Trong những ngày đi lại để kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương.
(Theo Vũ Ngọc Phan)
Các từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa:
- Dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần
Hóa thân vào nhân vật Mị Châu để kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Em tham khảo:
Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lòi răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giò cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.
Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?
Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.
Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.
Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giở gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!
Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.
Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.
tuưởng tượng và viết lại kết thúc câu chuyện mị châu và trọng thủy
Tham khảo:
Dưới Âm ti, tại đại sảnh, Diêm Vương đang xem xét sổ sách thì một tên Quỷ Vô Thường chạy vào, bẩm báo:
- Bẩm Diêm Vương, cô nương Mị Châu vẫn cứ đứng ở bến U Linh. Vậy…vậy… phải xử thế nào, thưa Diêm Vương?
- Mặc nàng ta. Nàng ta đứng chờ tướng công nên cũng không làm gì ảnh hưởng đến Âm ti…
Vương mệt mỏi xua xua tay, ý đuổi tên Quỷ Vô Thường kia đi. Tên quỷ biết ý, không dám làm phiền, khép nép đi ra ngoài. Diêm Vương đứng dậy, bước đến chỗ đặt Bảo Kính, miệng khẽ lẩm nhẩm, chợt trên mặt Bảo Kính hiện ra một bạch y cô nương, xinh đẹp vô ngần nhưng đôi mắt hạnh tràn ngập thê lương. Vương khẽ thở dài. Cô nương đó chính là Mị Châu - công chúa Âu Lạc, xuống Âm ti được hơn một tháng, nhưng vẫn không chịu uống bát canh của Mạnh Bà, bởi nàng đang chờ tướng công.
Sông U Linh là một khúc sông dài nghìn trượng, làn nước trong vắt, không có một gợn sóng, nhưng dưới đáy sông đầy rẫy những linh hồn mắc trọng tội, không thể ngoi lên để đầu thai kiếp khác. Sương khói mịt mờ, khung cảnh ảm đạm thê lương. Ngay gần đó là bóng dáng một người con gái, trên người khoác chiếc áo lông ngỗng trắng muốt, những giọt máu bắn lên vô tình tạo thành những bông hoa đào đỏ tươi, đẹp không nói nên lời. Mái tóc mây dài mềm mượt khẽ bay, bạch y cũng lay động, nhìn nàng như một tiên nữ. Nhưng khuôn mặt lại đờ đẫn vô cảm, thủy mâu lạnh lùng nhìn về phía xa xa. Xung quanh nàng tĩnh mịch, yên ắng đến lạ thường. Bỗng có tiếng nói:
- Tội nhân Trọng Thủy ra bến U Linh. Thời hạn một canh giờ.
Hai tiếng Trọng Thủy vang lên khiến Mị Châu chấn động, rồi ngay lập tức lại khôi phục thần sắc như cũ. Có tiếng bước chân nhè nhẹ đằng sau nàng, rồi một giọng nói trầm ấm quen thuộc:
- Nương tử?
Nàng từ từ quay đầu lại. Đôi mắt lạnh lùng hiện giờ đang long lanh ngấn lệ, nỗi vui mừng hiện rõ trên gương mặt. Nàng nghẹn ngào:
- Tướng công! Đúng là chàng rồi. Thiếp đã chờ chàng như lời đã hứa. Cuối cùng chàng cũng đến khiến ta vui mừng khôn xiết.
Nàng nhìn kĩ Trọng Thủy, chàng vẫn ôn nhu tuấn tú như trước, có điều tiều tụy xanh xao hơn mà thôi. Những ngày tháng êm đềm trước kia như hiển hiện rõ mồn một trước mắt nàng, rồi đến cái ngày định mệnh kia, từng chi tiết dù là nhỏ nhất nàng cũng sẽ mãi mãi vĩnh viễn không bao giờ quên được. Nụ cười như đóa hoa hàm tiếu trên cánh môi nàng vụt biến mất, sự mừng vui hạnh phúc cũng biến mất, chỉ còn lại sự lạnh nhạt xa cách và một tia hận ý lóe lên trong đôi mắt đen kịt. Trọng Thủy thấy thần sắc Mị Châu thay đổi, bèn lo lắng hỏi:
- Nàng làm sao vậy?
Nói đoạn chàng đưa tay định nắm lấy vai nàng. Nhưng chợt nhìn thấy một vòng tròn đỏ tươi trên cổ trắng ngần của Mị Châu, chàng bèn rụt ngay tay lại. Giọng chàng khàn khàn:
- Nàng… nàng vẫn trách ta về việc… việc đó sao?
Mắt Mị Châu vẫn không rời màn sương mờ ảo trên dòng U Linh, trên môi khẽ nở nụ cười nhạt, giọng nàng lạnh như băng tuyết:
- Thiếp không dám trách tướng công. Thiếp là nương tử của chàng, coi chàng là trời. Thân là phận nữ nhi, làm sao mà dám oán thán nửa lời.
Những lời nói của Mị Châu như hàng ngàn, hàng vạn lưỡi đao sắc dày vò tâm can Trọng Thủy. Dọc đường xuống bến U Linh này chàng đã suy nghĩ rất nhiều về những việc làm ngày trước của mình, những tội nghiệt chàng gây ra cho Mị Châu, cho bách tính Âu Lạc. Chàng cũng không dám mong chờ nàng sẽ dung thứ cho mình nhưng cũng không muốn nghe những lời này, từng câu từng chữ như rạch nát tim chàng. Chàng biết chàng không còn tư cách để xin tha thứ, mà chàng cũng chẳng muốn van cầu sự tha thứ từ Mị Châu. Nhưng… Chàng đang do dự, muốn nói vài lời hối hận nhưng rồi nhận ra mình là kẻ tội đồ, giờ có nói gì cũng chỉ là lời nói đầu môi. Hai người im lặng hồi lâu, Mị Châu chợt cất tiếng, giọng nói trong trẻo như hoa, như ngọc nhưng cũng thật lạnh lùng:
- Chàng đang hối hận? Chỉ tiếc rằng đã quá muộn.
Trọng Thủy cứng nhắc gật đầu, hai chân vẫn chôn xuống đất không thể cất bước. Chàng nhìn bóng hình Mị Châu, chợt nhận ra nàng cũng cô đơn, cũng đau khổ biết bao. Đúng, giờ có hối cũng đã muộn! Tiếng quạ kêu từng hồi, từng hồi thê thiết, nghe thật não nề, thê lương. Khung cảnh lại trở nên tĩnh mịch, ngột ngạt đến nghẹt thở. Trọng Thủy lên tiếng trước, phá vỡ bầu không khí im lặng:
- Đúng, ta biết giờ mới hối hận cũng đã muộn. Nàng muốn mắng chửi gì ta cũng cam lòng. Bởi ta biết, tội của ta có chết nghìn lần cũng chẳng thể nào được tha thứ. Rồi chàng bật cười to, tiếng cười chát đắng:
- Ha! Ha! Ha!… Tại sao một kẻ như ta, kẻ đã gieo rắc chết cho bách tính Âu Lạc lại đã từng mong chờ có được sự tha thứ? Lại đã mong chờ nàng sẽ trở về bên ta, sống hạnh phúc trên máu xương của người dân Âu Lạc? Đôi bàn tay vấy máu người dân vô tội này sao còn mong chờ được nắm lấy tay nàng? Ta quả là hồ đồ… Ta đã sai, sai từ đầu tới cuối. Đáng lẽ ta không nên chấp nhận cuộc hôn nhân này. Nếu thế thì nàng cũng không vì ta mà chết, người dân Âu Lạc cũng không vì ta mà chịu cảnh nước mất nhà tan, ta cũng chẳng vì nàng mà đau khổ, mà dằn vặt… Không, không… Như thế thì ta sẽ không gặp được nàng, sẽ không được nghe nàng hát, nàng đàn khúc “Nguyệt tâm”, sẽ không được được thấy nàng nói chuyện, sẽ không được vuốt mái tóc mềm mượt hơn mây.
Chàng nói tới đây bất giác nghẹn lời, nước mắt trào ra, từng giọt lệ rơi xuống miệng chàng. Nước mắt đau khổ. Nước mắt của hối hận. Nước mắt của đau đớn đến tận cùng. Một người như chàng mà cũng khóc ư?
phân tích nhân vật Mị Châu-Trọng Thủy để làm rõ bi kịch tình yêu của 2 người đó. Em cần gấp ạ!!!
Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy?
Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu .
Từ Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy, nhận xét của em về chi tiết Mị Châu bị rùa vàng Kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu, sau đó máu nàng rơi xuống biển hóa thành ngọc trai, thân xác nàng biến thành ngọc thạch.
Có hai cách đánh giá như sau:
a. Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
b. Giữa Trọng Thủy và Mị Châu có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.
+ Đối với đất nước Âu Lạc:
Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.
+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:
Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.
Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí
Ý kiến riêng của anh (chị) thế nào?
Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. ⇒ Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí ⇒ Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.
Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được.
Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.