Quan sát hình 43.2, mô tả quá trình hình thành hươu cao cổ theo quan niệm của Darwin.
Quan sát hình 42.1 và:
- Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực).
- Mô tả quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái).
- Quá trình hình thành hạt phấn: Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn của nhị hoa tiến hành quá trình giảm phân tạo nên 4 tế bào con (n) gọi là các bào tử đơn bội. Tiếp theo, mỗi bào tử đơn bội (n) tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thế giao tử đực). Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào nhỏ là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một thành chung dày.
- Quá trình hình thành túi phôi: Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) gọi là bào tử đơn bội. Trong 4 bào tử đơn bội đó, ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn một tế bào sống sót. Bào tử cái sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân (3 tế bào đối cực, 1 tế bào nhân cực, 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm) gọi là túi phôi.
Quan sát hình 21.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.
Tham khảo!
- Quá trình hình thành hạt phấn: Trong bao phấn, tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành tế bào sinh dưỡng (tế bào lớn) và tế bào sinh sản (tế bào nhỏ). Tế bào sinh dưỡng sẽ phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ nguyên phân tạo thành hai tinh tử (giao tử đực). Cấu trúc hai tế bào có vách dày chung này gọi là hạt phấn.
- Quá trình hình thành túi phôi: Trong bầu nhụy có một hay nhiều noãn chứa tế bào trung tâm lớn. Tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực.
Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?
Tham khảo:
- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).
Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
+ Tế bào bé là tế bào sinh sản
+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn
- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).
Khác nhau :
– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).
– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).
Quan sát hình 6.2, hình 6.3, hình 6.4 và mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng 6.1.
Giai đoạn | Bọt biển | Thủy tức | Người |
Lấy thức ăn | Nhờ roi kéo nước qua các sợi hình trụ của cổ áo, các vụn thức ăn trong nước được thực bào vào trong tế bào cổ áo để tiêu hóa hoặc chuyển cho tế bào amip. | Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi, đưa con mồi vào miệng đến túi tiêu hóa. | Thức ăn được đưa vào miệng. |
Tiêu hóa thức ăn | Các vụn thức ăn được tiêu hóa nội bào trong tế bào cổ áo hoặc tế bào amip thành các chất dinh dưỡng. | Con mồi được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào: Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những phân tử nhỏ trong túi tiêu hóa (tiêu hóa ngoại bào). Những hạt thức ăn nhỏ được đưa bào tế bào tuyến để tiêu hóa tiếp nhờ các không bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào). | Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng. |
Hấp thụ chất dinh dưỡng | Tế bào amip có khả năng di chuyển tự do trong thành cơ thể giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cho tế bào khác của cơ thể. | Các chất dinh dưỡng được giữ lại ở trong tế bào tuyến và có thể được vận chuyển cho tế bào khác của cơ thể. | Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. |
Tổng hợp (đồng hóa) các chất | Các chất dinh dưỡng được hấp thụ tham gia hình thành các sợi (gai) xương hoặc hình thành tế bào mới khi cần. | Các chất dinh dưỡng được tế bào sử dụng để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống. | Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống. |
Thải chất cặn bã | Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài thông qua hình thức xuất bào rồi theo dòng nước thoát ra ngoài qua lỗ thoát nước. | Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài thông qua hình thức xuất bào rồi cũng đi ra ngoài môi trường qua lỗ miệng. | Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn. |
Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu.
Tham khảo!
- Quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu: Túi bào tử tiến hành giảm phân tạo thành bào tử (n), bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nguyên phân, phát triển thành thể giao tử non và hình thành thể giao tử trưởng thành (n).
Quan sát từ hình 5 đến hình 9 và mô tả quá trình phát triển của cây đu đủ.
Hạt nảy mầm (Hình 5) -> Cây con mọc nhiều lá, ngọn (Hình 6) -> Thân cây phát triển bề ngang, có nụ hoa (Hình 7) -> Đã có quả (Hình 8) -> Tiếp tục có nhiều quả hơn, quả chín vàng (Hình 9)
Quan sát hình 20.8, hãy mô tả quá trình phát triển của thực vật có hoa.
Quá trình phát triển ở thực vật có hoa: Hạt - Cây con - Cây trưởng thành - Sinh sản - Cây già chết.
Quan sát Hình 26.5, hãy mô tả quá trình sinh sản ở ong.
Quá trình sinh sản ở ong: Ong đực tạo ra tinh trùng (n), ong chúa đẻ trứng (n). Những trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Quan sát Hình 29.5, hãy mô tả quá trình nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ.
Quá trình nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ:
(1) Hấp thụ: Gai glycoprotein của virus tiếp xúc với tế bào lympho T ở thụ thể CD4.
(2) Xâm nhập: Virus HIV vào xâm nhập vào bên trong nhờ cơ chế dung hợp màng.
(3) Tổng hợp: Nhờ enzyme phân giải lớp vỏ, chúng giải phóng hệ gene vào tế bào chất, tại đây chúng tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn DNA từ mạch RNA ban đầu. Đoạn DNA xâm nhập vào nhân tế bào, cài xen vào bộ gene của tế bào lympho T, nhờ đó chúng nhân lên cùng với phân tử DNA của tế bào và phiên mã để tạo ra RNA của virus. RNA đi ra ngoài tế bào chất, tiến hành tổng hợp thành vật chất di truyền của HIV và lớp vỏ của chúng. Ở giai đoạn gắn vào DNA của vật chủ, chúng có thể tạo thành tiền virus và theo chu trình tiềm tan.
(4) Lắp ráp: RNA cùng với protein tạo thành nucleocapsid. Đồng thời, các protein của lớp vỏ ngoài được gắn lên màng tế bào.
(5) Phóng thích: Nucleocapsid đi ra ngoài theo cơ chế xuất bào, màng tế bào bao lấy nucleocapsid và tạo thành lớp vỏ ngoài.
Quan sát Hình 6.4a, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống
Mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride:
Khi nguyên tử sodium (Na) kết hợp với nguyên tử chlorine (Cl), nguyên tử Na nhường 1 electron tạo thành ion dương, kí hiệu là Na+, đồng thời nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na tạo thành ion âm, kí hiệu Cl-. Ion Na+ và Cl- hút nhau tạo phân tử sodium chloride (NaCl).
Một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống:
- Trong công nghiệp
+ Trong công nghiệp sản xuất giày da, người ta sử dụng muối để bảo vệ da.
+ Trong sản xuất cao su, muối dùng để làm trắng các loại cao su.
+ Trong dầu khí, muối là thành phần quan trọng trong dung dịch khoan giếng khoan.
+ Từ muối có thể chế ra các loại hóa chất dùng cho các ngành khác như sản xuất nhôm, đồng, thép, điều chế nước Javel,… bằng cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
- Trong nông nghiệp, chăn nuôi
+ Muối giúp cân bằng sinh lý trong cơ thể giúp gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh, giảm bệnh tật.
+ Giúp phân loại hạt giống theo trọng lượng
+ Cung cấp thêm vi lượng khi trộn với các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân bón.
- Trong thực phẩm
+ NaCl dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Là thành phẩn chính trong muối ăn và được sử dụng phổ biến.
+ NaCl có tính hút ẩm, do đó được sử dụng để bảo quản thực phẩm, nó làm tăng áp suất thẩm thấu dẫn đến làm cho vi khuẩn bị mất nước và chết.
+ Dùng muối để ướp thực phẩm sống như tôm, cá,… để không bị ươn, ôi trước khi thực phẩm được nấu.
+ Khử mùi thực phẩm, giữ cho trái cây không bị thâm.
+ Tăng hương vị, kiểm soát quá trình lên men của thực phẩm.
- Trong y tế
+ Muối sodium chloride dùng để sát trùng vết thương rất tốt.
+ Dùng để trị cảm lạnh, pha huyết thanh, thuốc tiêu độc và một số loại thuốc khác để chữa bệnh cho con người.
+ Cung cấp muối khoáng cho cơ thể thiếu nước.
+ Muối có tác dụng khử độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chữa viêm họng, làm trắng răng, chữa hôi miệng,…
- Trong đời sống gia đình
+ Giúp rửa sạch ống thoát bồn rửa chén bát
+ Hỗ trợ tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng, lau chùi chảo gang dính mỡ dễ dàng.
+ Gột rửa hết các vết dơ của mồ hôi, vết máu trên quần áo
+ Trị viêm họng