Quan sát Hình 43.2, hãy cho biết kết quả của quá trình giảm phân.
Hãy quan sát quá trình hình thành giao tử ở Hình 19.7 và cho biết ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Ý nghĩa của quá trình giảm phân:
- Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục và cùng với nguyên phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
- Sự trao đổi đoạn và sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong kì sau giảm phân I trong giảm phân tạo nên rất nhiều loại giao tử. Qua thụ tinh, sự kết hợp của các loại giao tử tạo nên nhiều tổ hợp gen mới, hình thành nên sự đa dạng di truyền của loài.
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.3 để thực hiện các yêu cầu:
1. Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. Cho biết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt.
2. Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao trong tự nhiên có loại quả có hạt và loại quả không có hạt.
CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?
- Sinh trưởng sơ cấp của thân diễn ra ở vị trí: mô phân sinh đỉnh thân.
- Sinh trưởng sơ cấp của thân là do hoạt động phân chia nguyên nhiễm của các tế bào mô phân sinh đỉnh thân tạo nên.
- Sinh trưởng sơ cấp của thân làm tăng chiều dài của thân.
- Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Quan sát Hình 19.6 và cho biết:
7. Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy giai đoạn chính?
8. Kể tên các kì của quá trình giảm phân.
9. Trong các kì phân bào giảm phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
7/
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.
- Giảm phân gồm 2 giai đoạn chính: giảm phân I và giảm phân II.
8/
Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
9/
|
| Nhiễm sắc thể | Thoi phân bào | Màng nhân |
Giảm phân 1 | Kì trung gian | - Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. | - Trung thể tự nhân đôi. | - Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu I | - Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo. | - Thoi phân bào hình thành. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì giữa I | - Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại có hình dạng đặc trưng. - Nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì sau I | - Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách thành hai nhiễm sắc thể kép, phân li về hai cực của tế bào. | - Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì cuối I | - Nhiễm sắc thể kép dãn xoắn. | - Thoi phân bào tiêu biến. | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. | |
Giảm phân 2 | Kì trung gian | - Nhiễm sắc thể kép không nhân đôi, bắt đầu co xoắn. | - Trung thể tự nhân đôi. | - Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu II | - Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn. | - Trung thể hình thành thoi phân bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì giữa II | - Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì sau II | - Nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào. | - Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì cuối II | - Nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn. | - Thoi phân bào tiêu biến. | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. |
Hãy cho biết loại tế bào nào có khả năng giảm phân tạo giao tử? kết quả của quá trình phát sinh giao tử ở động vật
Tế bào mầm (germ cell) là tế bào có khả năng phát sinh ra giao tử.
theo dõi quá trình phân bào của 1 tế bào ở 1 cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường có 1 giai đoạn người ta quan sát và vẽ lại như hình 3 hãy cho biết quá trình phân bào nào đã được theo dõi giải thích ý nghĩa của quá trình phân bào đó
Hình trên lak vẽ lại của quá trình phân bào giảm phân , ở kì giữa II
Ý nghĩa của giảm phân :
+ Nhờ sự phân li của NST trong cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm còn 1 nửa (n) so vs ban đầu nên khi thụ tinh -> phục hồi bộ NST 2n của loài, là cơ sở cho sự sinh sản của loài hữu tính
+ Sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit trog cặp NST kép tương đỗngảy ra ở kì đầu, sự phân ly độc lập ở kì sau của giảm phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau -> Cơ sở xuất hiện biến dị tổ hợp
Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết quá trình phân giải hiếu khí gồm những giai đoạn nào? Mối quan hệ giữa các giai đoạn đó là gì?
Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp.
Mối quan hệ giữa các giai đoạn: Sản phẩm của quá trình trước làm nguyên liệu cho quá trình sau.
- Quá trình phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron hô hấp.
- Mối quan hệ giữa 3 giai đoạn trên: Ba giai đoạn trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, sản phẩm của giai đoạn trước sẽ được dùng làm nguyên liệu cho giai đoạn sau và ngược lại. Nếu một trong ba giai đoạn bị ức chế sẽ dẫn đến toàn bộ quá trình bị ngừng lại.
Quan sát Hình 25.2, hãy cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào.
Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là 2 quá trình có biểu hiện trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, tổng hợp là quá trình các chất đơn giản đc sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp(protein , carbohydrate,lipid...) đồng thời tích lũy năng lượng dưới dạng hóa năng; còn phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.
Quan sát Hình 6.4a, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống
Mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride:
Khi nguyên tử sodium (Na) kết hợp với nguyên tử chlorine (Cl), nguyên tử Na nhường 1 electron tạo thành ion dương, kí hiệu là Na+, đồng thời nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na tạo thành ion âm, kí hiệu Cl-. Ion Na+ và Cl- hút nhau tạo phân tử sodium chloride (NaCl).
Một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống:
- Trong công nghiệp
+ Trong công nghiệp sản xuất giày da, người ta sử dụng muối để bảo vệ da.
+ Trong sản xuất cao su, muối dùng để làm trắng các loại cao su.
+ Trong dầu khí, muối là thành phần quan trọng trong dung dịch khoan giếng khoan.
+ Từ muối có thể chế ra các loại hóa chất dùng cho các ngành khác như sản xuất nhôm, đồng, thép, điều chế nước Javel,… bằng cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
- Trong nông nghiệp, chăn nuôi
+ Muối giúp cân bằng sinh lý trong cơ thể giúp gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh, giảm bệnh tật.
+ Giúp phân loại hạt giống theo trọng lượng
+ Cung cấp thêm vi lượng khi trộn với các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân bón.
- Trong thực phẩm
+ NaCl dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Là thành phẩn chính trong muối ăn và được sử dụng phổ biến.
+ NaCl có tính hút ẩm, do đó được sử dụng để bảo quản thực phẩm, nó làm tăng áp suất thẩm thấu dẫn đến làm cho vi khuẩn bị mất nước và chết.
+ Dùng muối để ướp thực phẩm sống như tôm, cá,… để không bị ươn, ôi trước khi thực phẩm được nấu.
+ Khử mùi thực phẩm, giữ cho trái cây không bị thâm.
+ Tăng hương vị, kiểm soát quá trình lên men của thực phẩm.
- Trong y tế
+ Muối sodium chloride dùng để sát trùng vết thương rất tốt.
+ Dùng để trị cảm lạnh, pha huyết thanh, thuốc tiêu độc và một số loại thuốc khác để chữa bệnh cho con người.
+ Cung cấp muối khoáng cho cơ thể thiếu nước.
+ Muối có tác dụng khử độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chữa viêm họng, làm trắng răng, chữa hôi miệng,…
- Trong đời sống gia đình
+ Giúp rửa sạch ống thoát bồn rửa chén bát
+ Hỗ trợ tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng, lau chùi chảo gang dính mỡ dễ dàng.
+ Gột rửa hết các vết dơ của mồ hôi, vết máu trên quần áo
+ Trị viêm họng
Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.
Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).
- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).
Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).
- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.