Những câu hỏi liên quan
Công chúa bong bóng
Xem chi tiết
Trái Tim Em Đã Thuộc Về...
27 tháng 11 2018 lúc 19:49

Nhân dịp hè, em được cùng gia đình đi Nha Trang chơi. Đó là phần thưởng bố dành cho em khi em đạt giải Nhì môn Tiếng Anh cấp Huyện và danh hiêu học sinh giỏi. Em rất háo hức, rất hồi hộp. "Kia rồi, bãi biển Nha Trang kia rồi!"- Bé Trang reo lên. 'Quả là một bãi biển tuyệt đẹp.' Em thầm nghĩ. Cả nhà em thay đồ, lấy phao rồi ra biển. Ôi mát quá! Công nhận là nước biển mát thiệt. Lát sau em rủ bé Trang lên bờ xây lâu đài cát. Trang vờ nhõng nhẽo: "Chị Mai phải xây cho em lâu đài đẹp như các bạn nhỏ kia em mới chịu cơ." "Rồi, rồi, chúng ta bắt đầu xây đi!" Chỉ một lát sau lâu đài vô cùng hoàng tráng hiện ra trước mắt hai đứa. Bọn em tỏ ra rất hài lòng với thành quả của mình. Bố mẹ đi lên và bảo bọn em chuẩn bị về khách sạn vì trời cũng đã sâm sẩm tối. Bọn em chưa muốn rời nhưng mẹ hiểu ý và dỗ dành tối sẽ được ra bãi biển đi dạo. Thế là bọn em cùng bố mẹ đi về khách sạn. Rồi đến nhà hàng thưởng thức những món ăn ngon tuyệt. Tối đến, cả nhà em ra bãi biển đi dạo. Nói chuyện rất vui vẻ. Cuộc vui nào cũng sẽ kết thúc. Sau những ngày vui chơi thỏa thích ở Nha Trang, chúng em phải về nhà và không quên mua quà lưu niệm cho mọi người. Em rất vui và hi vọng một ngày nào đó không xa, em sẽ được trở lại Nha Trang.
Chỉ từ: đó, kia

๖ۣۜҨž乡Ŧ๓l_ђเ๓ঔ
27 tháng 11 2018 lúc 19:58

Nhân dịp hè, em được cùng gia đình đi Nha Trang chơi. Đó là phần thưởng bố dành cho em khi em đạt giải Nhì môn Tiếng Anh cấp Huyện và danh hiêu học sinh giỏi. Em rất háo hức, rất hồi hộp. "Kia rồi, bãi biển Nha Trang kia rồi!"- Bé Trang reo lên. 'Quả là một bãi biển tuyệt đẹp.' Em thầm nghĩ. Cả nhà em thay đồ, lấy phao rồi ra biển. Ôi mát quá! Công nhận là nước biển mát thiệt. Lát sau em rủ bé Trang lên bờ xây lâu đài cát. Trang vờ nhõng nhẽo: "Chị Mai phải xây cho em lâu đài đẹp như các bạn nhỏ kia em mới chịu cơ." "Rồi, rồi, chúng ta bắt đầu xây đi!" Chỉ một lát sau lâu đài vô cùng hoàng tráng hiện ra trước mắt hai đứa. Bọn em tỏ ra rất hài lòng với thành quả của mình. Bố mẹ đi lên và bảo bọn em chuẩn bị về khách sạn vì trời cũng đã sâm sẩm tối. Bọn em chưa muốn rời nhưng mẹ hiểu ý và dỗ dành tối sẽ được ra bãi biển đi dạo. Thế là bọn em cùng bố mẹ đi về khách sạn. Rồi đến nhà hàng thưởng thức những món ăn ngon tuyệt. Tối đến, cả nhà em ra bãi biển đi dạo. Nói chuyện rất vui vẻ. Cuộc vui nào cũng sẽ kết thúc. Sau những ngày vui chơi thỏa thích ở Nha Trang, chúng em phải về nhà và không quên mua quà lưu niệm cho mọi người. Em rất vui và hi vọng một ngày nào đó không xa, em sẽ được trở lại Nha Trang.

Girl xinh
Xem chi tiết
Trần Thanh Phương
20 tháng 8 2018 lúc 14:45

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. 

Phạm Ngọc Ánh
20 tháng 8 2018 lúc 14:50

Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm mầm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè, bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.


Cũng có những giờ ra chơi, em xòe tay buộc gió, có lúc bất chợt thấy một người thầy khác cuối hành lang. Thầy đứng một mình thôi và hình như có bụi phấn nào đó đang rơi rơi trên mái đầu tóc bạc, trên bàn tay gầy guộc. Rồi có những giờ ra chơi, em không còn vô tư khi thấy thầy sau khói thuốc cuối hành lang. Thầy nghĩ gì? Thầy ơi! Vùng khói thuốc bung lên làm mái tóc bạc nay lại bạc thêm, em nhớ mãi thầy ơi! Đó là thầy chủ nhiệm của tôi, Thầy đã lặng lẽ chăm lo cho chúng tôi từng chút một, và những năm tháng cuối cấp này thầy càng lặng lẽ hơn.
Có một ngôi trường và thầy cô giáo đẹp như một bài ca không thể nào quên.

hang tranlan
20 tháng 8 2018 lúc 14:51

                                                       Bài làm

Năm nay em đã là học sinh lớp 6 rồi. Khi bước vào ngôi trường cấp 2 này, trong em một cảm xúc bồn chồn,nôn nao. Khi vào lớp nhận chỗ,em ngồi cạnh các bạn khác lớp nên thấy ngại ngại.Gặp gỡ cô giáo mới,em càng sợ và lo lắng hơn trước. Cô nói gì, hỏi gì em cứ gật gà gật gù nên bị nhắc nhở.Ngay ngày đầu tiên đã bị cô nhắc nhở nên em cứ thấy áy náy làm sao. Các bạn khác gần gũi, chuyện trò với em nên em cũng đã bớt căng thẳng hơn trước và đã làm quen được với môi trường này.

Chi Trương
Xem chi tiết
Ngô Bảo Châu
14 tháng 12 2018 lúc 19:13

Nghĩa gốc:

-Chân lấm tay bùn.

-  Chân yếu tay mềm.

-Anh em như thể chân tay.

Nghĩa chuyển:

-Càng già càng dẻo càng dai

Càng lay chân chõng,càng long chân giường.

Minh Anh
Xem chi tiết
nguyễn anh tuấn
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
26 tháng 2 2020 lúc 8:19

1 . Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa / còn / tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ .

2 . Người mẹ rất mực yêu con / nhưng / vì được nuông chiều , cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm .

3 . người con đã biến thành sa mạc / nên / người mẹ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu .

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Khánh Linh
26 tháng 2 2020 lúc 13:53

bn hình như sai rùi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Tú
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Anh
2 tháng 5 2020 lúc 18:34

  Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

  Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

  Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

  Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

  Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Phan Cat Tuong
Xem chi tiết
Linh Còi
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Uyên
Xem chi tiết