Hai đoạn văn sau đã có sẵn mở đoạn và kết đoạn. Em hãy viết tiếp thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn văn:
Dưới đây là hai đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên trong đó một đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn chỉ có phần mở đầu và kế thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu (SGK TV4, tập 1 trang 54)
Vừa đi cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật lạ tay nải ai để quên. Cô bèn liền bước tới, cầm lên xem:
- Ô, một túi tiền! Của ai đánh rơi nhỉ. Biết đâu, người đánh rơi túi tiền này đang đi mua thuốc chữa bệnh cho người thân như mình bây giờ? Thế thì khổ thân họ quá!
Đang suy nghĩ miên man về túi tiền thì cô bé bống phát hiện phía trước một cụ già tay cầm gậy trúc đang lê từng bước trên đường. Cô bé đoán chắc là bà cụ đánh rơi túi tiền. Cô liền chạy thật nhanh, đuổi kịp bà cụ rồi lễ phép hỏi:
- Dạ thưa cụ! Cái tay nải này có phải của cụ không ạ?
Bà lão cười hiền hậu:
- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về chữa bệnh cho mẹ con.
Dưới đây là hai đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên trong đó một đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn chỉ có phần mở đầu và kế thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu (SGK TV4, tập 1 trang 54)
Vừa đi cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật lạ tay nải ai để quên. Cô bèn liền bước tới, cầm lên xem:
- Ô, một túi tiền! Của ai đánh rơi nhỉ. Biết đâu, người đánh rơi túi tiền này đang đi mua thuốc chữa bệnh cho người thân như mình bây giờ? Thế thì khổ thân họ quá!
Đang suy nghĩ miên man về túi tiền thì cô bé bống phát hiện phía trước một cụ già tay cầm gậy trúc đang lê từng bước trên đường. Cô bé đoán chắc là bà cụ đánh rơi túi tiền. Cô liền chạy thật nhanh, đuổi kịp bà cụ rồi lễ phép hỏi:
- Dạ thưa cụ! Cái tay nải này có phải của cụ không ạ?
Bà lão cười hiền hậu:
- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về chữa bệnh cho mẹ con.
Hãy viết một đoạn văn mở bài gián tiếp và một đoạn văn kết bài mở rộng cho đề bài sau:
Hãy tưởng tượng để tả một nhân vật trong chuyện cổ mà em đã học
Bài làm
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên. Trong đó có hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu:
a) Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.
Cô bé nhặt tay nải lên - Miệng túi để lộ ra nhiều vàng bạc. Nhìn lên, cô chợt thấy phía trước có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chiếc tay nải của bà cụ đánh rơi, bèn chạy đuổi theo bà cụ, vừa đi vừa gọi.
- Bà ơi, bà. Bà đánh rơi tay nải rồi !
Nghe tiếng gọi, bà cụ bèn dừng lại. Cô bé tới nơi hổn hển nói.
-Bà ơi, có phải bà làm rơi tay nải ở đằng kia không ạ ?
Bà lão cười hiền hậu :
Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm những chỗ có dấu (…) để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."
Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết.
Gợi ý:
- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Mở đoạn: Giới thiệu về cây
- Thân đoạn: Miêu tả cây và tập trung vào việc miêu tả lợi ích của cây.
- Kết đoạn: Cảm nghĩ về cây
Cho câu thơ “Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa”.
Coi câu văn trên là câu mở đoạn, em hãy viết tiếp 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về người bà trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và câu đơn mở rộng thành phần.
Trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt nhé các bn
Hãy mở đoạn văn mở bài gián tiếp và một đoạn văn kết bài mở rộng cho đề bào sau:
HÃY TƯỞNG TƯỢNG để tả một truyện cổ tích mà em đã đọc
Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm.Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị.
Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng nõn căng mọng. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn tổng thể Tấm chẳng khác gì một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thành thiện.
Sống với mẹ con Cám Tấm phải làm việc quần quật cả ngày. Từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi tối muộn. Có những hôm cô phải đi chăn trâu ở tận bên làng xa. Rồi phải đi mò cua bắt ốc. Tấm còn phải làm cả những phần việc của Cám do Cám lười mà đùn đẩy cho cô. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.
Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Và đến cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc của chính mình khi được về sống với nhà vua. Và mẹ con Cám phải trả giá cho những hành động độc ác của chính mình.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó.Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”
Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.
Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
Đoạn 1
Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.
Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.
Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.
Đoạn 3
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.
Đoạn 4
Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy
Cho câu mở đoạn “Đoạn thơ những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng”, viết tiếp thân đoạn khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức diễn dịch.
Đọc đoạn thơ nhũng suy ngẫm và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả và sự “lận đận” của bà, cuộc đời bà trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhiều khó khăn tưởng không bao giờ dứt. Nhưng bà luôn là hình ảnh mẫu mực về người phụ nữ Việt Nam can trường, giàu đức hi sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. Tất cả được thể hiện qua động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại tới bốn lần với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó dần bồi lên những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa chính là sự yêu thương, bền bỉ của bà. Bà trong tâm trí tác giả vừa là người thắp lửa lại là người giữ lửa tới thế hệ mai sau. Bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu tình những tình cảm tốt đẹp, giúp cháu có tuổi thơ ấm áp tình người và nhiều kí ức đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà vì vậy dù có đi xa tới đâu người cháu luôn nhớ về bà, nhớ về nguồn cội từ những điều bình dị nhỏ bé nhất - bếp lửa.