Nghe-viết: Bà tôi (Từ Tối nào đến hết)
a, Phân biệt sự khác nhau về nghĩa giữa hai câu sau:
- Nếu xe không hỏng thì tôi sẽ đến lớp đúng giờ.
- Nếu xe không hỏng thì tôi đã đến lớp đúng giờ.
b, Từ ‘ nếu’ trong câu nào có thể thay bằng từ ‘ giá mà’? Tại sao?
2,
Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau:
a, Hễ tết đến là tôi lại nhớ đến bà.
b, Hễ mà cóc nghiến răng thì trời lại mưa.
c, Nếu như hoa có ở trời cao thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
d, Giá bà tôi còn sống thì tối nào tôi cũng được nghe bà kể chuyện.
e, Nếu chăm chỉ tậpthể dục thì tôi sẽ khỏe mạnh hơn.
g, Hễ lên cơn sốt là nó lại run cầm cập
Nghe – viết : Quả tim khỉ (từ Bạn là ai ? … đến hoa quả mà Khỉ hái cho.)
- Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
? - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?
? Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu gì ?
? - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?
Trả lời:
Những chữ trong bài chính tả phải viết hoa đó là :
+ Tên riêng : Khỉ, Cá Sấu
+ Từ đứng đầu mỗi câu : Bạn, Vì, Tôi, Từ.
? Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu gì ?
Trả lời:
+ Lời của Khỉ : Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ?
+ Lời của Cá Sấu : Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Những lời nói ấy đặt sau dấu gạch đầu dòng.
I. Chính tả: (Nghe - viết)
a) Bài viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
- Giáo viên đọc từ "Cũng như tôi” đến hết. (5 điểm)
- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.
- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
tối nào cũng vậy lũ trẻ trong xóm lại tụ tập lại sân nhà tôi để nghe bà kể chuyện cổ tích .Hãy kể lại 1 lần bà kể chuyện cổ tích dưới đêm trăng
Hôm nay là một đêm trăng rằm tuyệt diệu. Gió từ biển thổi lên mát lạnh, ánh trăng đeo bám vào những chiếc lá ánh ngời ngoài vườn va vào nhau nghe lao xao, lao xao. Tôi mở tung tất cả những cánh cửa sổ. Cùng với gió, trăng tha hồ tràn vào nhà soi những khoảng không gian tối trở nên rực rỡ.
Lúc đó gia đình tôi vừa ăn xong bữa cơm tối, mẹ đang còn bận dọn dẹp, Ba ngồi trên chiếc ghế trầm ngâm cuốn điếu thuốc như con sâu kèn. Còn nội thì vừa bỏm bẻm nhai trầu và đưa võng. Thằng Tuấn, em trai tôi thì nằm trong lòng bà ngọ nguậy như khống muốn rời võng. Tôi ngồi trên chiếc ghế mây ở hiên mải mê nhìn cảnh vật. Không gian như mát dịu hẳn đi khi bầu trời xanh thẳm đến vô cùng, khi những đợt gió cứ lùa trăng đi và tấp vào những đám cây ngoài kia là những đợt sóng vàng lóng lánh... Nội tôi cũng nhìn trăng, bà chỉ lên những hình đen đen trên đó và đố chị em tôi đó là cái gì? Nhìn hoài mà chúng tôi chẳng biết là cái gì cả. Em tôi cho rằng đó là những dãy núi, còn tôi lại thấy giống như một bầy súc vật chẳng ai chăn dắt...
Bà tôi nói rằng: “Thế các cháu chưa hề nghe câu chuyện “Chú Cuội cung trăng” ư?”. Thằng em tôi nhanh nhảu: Chưa, chưa nội ơi. Nội kể cho chị em cháu nghe đi. Ở trên ấy mà cũng có người hả nội?.
9. Ừ, để thong thả nội nhớ lại rồi nội kể cho nghe. Còn việc câu chuyện này có thật hay không thì nội không dám chắc. Nội cũng được nghe bà cố của các con kể lại mà thôi.
10. Ồ, nếu bà cố mà kể thi chắc chắn lắm rồi. Chúng con rất tin là có người ở trên ấy đó - Tuấn ngoảnh sang tôi để lấy sự đồng tình - Phải không chị Hà? - Tôi khẽ gật đầu. Chúng tôi nhìn ba xem ba tỏ thái độ ra sao? Chỉ thấy người cười tủm tỉm, khuôn mặt khuất trong bóng tối, chỉ khi điếu thuốc sáng lên chúng tôi mới nhìn thấy nụ cười.
Nội tôi bỏm bẻm nhai xong miếng trầu, rồi bắt đầu kể. Cái miệng móm của bà trông hiền từ và dễ thương làm sao ấy. Nội như một bà tiên hiền hậu vậy. Giọng kể của bà thật là hấp dẫn, chúng tôi cũng bị cuốn hút theo. Điếu thuốc trên tay ba tôi cũng không còn lập lòe nữa. Chắc ba cùng đang theo dõi câu chuyện say mê không kém chúng tôi. Mọi vật đều im lặng, chúng tôi như chơi vơi lạc vào một thuở xa xôi nào. Chúng tôi hết đến với cánh rừng nơi Cuội đi đốn củi, rồi lại thấy Cuội cùng cây đa bay lên cung trăng chị Hằng ...
Thật là một niềm hạnh phúc dễ chịu. Mẹ tôi đã ngồi bên tôi tự lúc nào. Cả nhà ngồi nghe nội kể một cách say mê. Câu chuyện hấp dẫn thật đấy, nhưng với tôi, cái không khí giản dị và ấm cúng của gia đình nó lặng lẽ âm thầm gieo vào lòng tôi một niềm vui trọn vẹn...
Chuyện nội kể xong rồi mà chúng tôi vẫn chưa thấy hết. Chúng tôi ngồi im lặng ngắm vầng trăng huyền bí. Ồ thì ra những mảng đen trên ấy đâu có phải như những phỏng đoán của chúng tôi.
- Em nhìn thấy rồi, chị Hà ơi... Tuấn đang đứng ngoài sân nói vọng vào - Chị coi kìa, chú Cuội đang đi lại bên gốc đa kia kìa. Ồ chú ăn mặc sao mà lạ quá. Chú đang ngồi nơi tảng đá, lưng tựa vào gốc đa mà nhìn em, có nhìn thấy không chị Hà?...
Tôi cố nhìn nhưng không thấy như vậy. Trăng vẫn ngời ngợi, trăng vẫn tuôn ánh sáng xuống trần gian. Và kìa, trăng đã soi rõ chiếc võng nội đang nằm. Tóc nội trắng phau đầm đìa ánh trăng. Chúng tôi nhìn nội, nội mỉm cười và lấy tay trỏ vào miệng móm của mình. Nội muốn nói với hai chị em tôi là nội không nói chuyện được vì bận nhai trầu.
Ôi, những kỉ niệm giản dị và ấm cúng như vậy sẽ luôn luôn theo tôi đi trong cuộc đời. Tôi thầm nguyện ước nội tôi sẽ ở mãi với chúng tôi, và nội tôi đừng có già thêm nữa. Để những đêm như đêm nay, nội bỏm bẻm nhai trầu và kể cho chúng tôi những câu chuyện ngày xưa tuyệt diệu.
Nghe – viết : Tiếng chổi tre (từ Những đêm đông … đến hết.)
? Những chữ nào trong bài chỉnh tả phải viết hoa?
? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
? Những chữ nào trong bài chỉnh tả phải viết hoa?
Trả lời:
Những chữ đứng đầu câu thơ phải viết hoa.
? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
Trả lời:
Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
BÀ TÔI
Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.
Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :
– Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?
Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :
– Bà ơi, bà về đi, bà về đi.
Và đưa tay vẫy vẫy bà.
Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :
– Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?
Tôi vội vàng lắc đầu :
– Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.
Tôi nhăn nhó :
– Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.
Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.
Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.
Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :
– Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.
Bà tôi cười :
– Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?
Nhưng dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:
– Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.
Tôi nhớ mãi có lần bà nói :
– Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…
(Trần Huy Hoàng)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1. Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?
a. Dạy cháu học.
b. Mua quần áo đẹp cho cháu.
c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.
2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?
a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.
b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.
c. Vì cả hai ý trên.
3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?
a. Vì bạn cho rằng mình đã lớn rồi.
b. Vì bạn thương bà vất vả.
c. Cả hai ý trên.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.
b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn.
c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.
v LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1 :Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…
Bài 2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 3.a) Hai câu cuối trong đoạn văn bài 1 là câu đơn hay câu ghép ?
……………………………………………………………………………………………………………..
b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.( lưu ý câu ghép chính phụ là câu ghép dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối kết giữa các vế câu ghép.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4 : a, Đặt một câu ghép trực tiếp và xác định cấu tạo câu.
……………………………………………………………………………………………….
b, Đặt một câu ghép có dùng từ nối để nối kết các vế câu và xác định cấu tạo câu.
………………………………………………………………………………………………..
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)
a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?
b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.
- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)
- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm
- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn
- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn
Một người đàn bà mới mất chồng,mời họa sĩ đến vẽ chân dung người chồng quá cố.Họa sĩ bảo:
-Bà làm ơn cho tôi xin tấm hình của chồng bà,tôi sẽ vẽ theo tấm hình đó.
-Nếu tôi còn hình chồng thì cần gì phải vẽ nữa.Để tôi tả cho ông nghe,mắt của chồng tôi to,hai mí,tóc của chồng tôi đen,...
Họa sĩ lấy giấy bút ra cắm cúi vẽ.Khi người họa sĩ vẽ xong,bà quả phụ nhìn tranh,hí hửng nói:
-Ô ! Em mới xa anh có hai tháng mà anh đã thay đổi nhiều quá...!
Tìm danh từ chung,đại từ xưng hô,quan hệ từ
danh từ chung mk chịu
đại từ xưng hô : bà , tôi , em , anh , ông .
quan hệ từ : nếu ..... thì ..... , của , mà .
Một người đàn bà mới mất chồng,mời họa sĩ đến vẽ chân dung người chồng quá cố.Họa sĩ bảo:
-Bà làm ơn cho tôi xin tấm hình của chồng bà,tôi sẽ vẽ theo tấm hình đó.
-Nếu tôi còn hình chồng thì cần gì phải vẽ nữa.Để tôi tả cho ông nghe,mắt của chồng tôi to,hai mí,tóc của chồng tôi đen,...
Họa sĩ lấy giấy bút ra cắm cúi vẽ.Khi người họa sĩ vẽ xong,bà quả phụ nhìn tranh,hí hửng nói:
-Ô ! Em mới xa anh có hai tháng mà anh đã thay đổi nhiều quá...!
Tìm danh từ chung,đại từ xưng hô,quan hệ từ
Nghe-viết: Làm việc thật là vui (từ Như mọi vật … đến hết)
? Câu nào trong bài chính tả có nhiều dấu phẩy nhất ?
-Như mọi vật, mọi ngươi, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.
-Câu trong bài chính tả có nhiều dấu phẩy nhất là : Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.