Trình bày bài sưu tầm tục ngữ địa phương của em tại đây.(có thể sắp xếp theo chủ đề)
a) Mỗi học sinh sưu tầm khoảng 10-20 câu ca dao ,tục ngữ có liên quan hoặc gắn với địa phương (tìm từ các nguồn ;người thân; người dân địa phương ;sách báo ,in-tơ-nét;...)
b) Sắp xếp các câu sưu tầm được theo từng thể loại (ca dao ,tục ngữ )và theo chủ đề
Câu 1:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
Câu 2:
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
Câu 3:
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
Câu 4:
Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
Câu 5:
Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Câu 6:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 7:
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
Câu 8:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
Câu 9:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An
Câu 10:
Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:
...Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.
Câu 11:
Thánh giếng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về
Câu 12:
Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.
Câu 13:
Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Câu 14:
Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
Câu 15:
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
Câu 16:
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
Câu 17:
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Câu 18:
Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
Câu 19:
Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê... Là hội làng Lệ Mật.
Câu 20:
Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...
Câu 21:
Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm
Câu 22:
Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.
Câu 23:
Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:
Mình từ làng kẹo mình ra Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng.
Câu 24:
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Câu 25:
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.
*Nói về những món ăn đặc sản của xứ Nghệ :
Quê ta ngọt mía Nam đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam xã Đoài Cá rô Bầu Nón kho với nước tương Nam đàn Gạo tháng mười cơm mới, đánh tràn không biết no Sa Nam trên chợ dưới đò Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên Cháo kê bánh đỗ, ai chộ(thấy)cũng thèm. Bánh đúc trấy(trái)tro, bán bò không kịp! Măng chua, nước chát Cá lép kẹp rau mưng, Bún giá cá ruốc! Gạo tám xoan, gan cá bống Cơm ló(lúa)lốc, trốc(đầu)cá rô Khoai lang chạc, nước chè trâm. Cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ Cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa. Chim ngói mùa thu, chim cu(bồ câu)mùa hè Đỏ vàng son, ngon mật mỡ(bánh ngào) Anh đi anh nhớ quê nhà,Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
(Tố Hữu)
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
Sưu tầm 20 câu +ca dao dân ca}
+tục ngữ} lưu hành ở địa phương( mik ở Hà Nội )
(sắp xếp theo chủ đề)
giúp mik ik mik sắp phải nộp rồi
1.Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
2.Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
3.Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
4.Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn.
5.Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
6.Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.
7.Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
8.Đường về xứ bắc xa xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang.
9.Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.
10.Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
11.Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.
12.The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
13.Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây.
14.Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
15.Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
16.Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây.
17.Nhong nhong ngựa Ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn.
18.Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
19.Trên trời có một ông sao
Chỗ quang chẳng mọc mọc vào đám mây
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam.
20.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
Chúc bạn học có hiệu quả!
Sắp xếp các câu Sưu tầm được theo từng thể loại (ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề.
Thành lập nhóm biên tập tổng hợp kết quả Sưu tầm loại các câu trùng lặp với câu đã có.Trong mỗi chủ đề sắp xếp theo trật tự ABC của chữ cái đầu câu.
1) Tìm 20 Câu ca dao, tục ngữ liên quan và gắn với Tây Sơn
2) Sắp xếp các câu sưu tầm được theo từng thể loại ( ca dao, tục ngữ ) và theo chủ đề
sưu tầm về các câu tục ngữ, ca dao về địa phương Hà Nội. Sau khi sưu tầm xong, xếp ra từng thể loại từ a đến z ( theo chữ cái đầu tiên)
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
2.
Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
3. Chùa Hương
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
4.
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
5. Đường phố Hà Nội
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Bắc Ninh:
Chiều trên cánh đồng Bắc Ninh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca em có sắp xếp theo những tiêu chí dưới đây không
- Theo đề tài
- Theo vùng miền
- Theo thứ tự bảng chữ cái tiếng việt
Khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca em nên sắp xếp theo những tiêu chí theo đề tài, theo vùng miền và theo thứ tự bảng chữ cái tiếng việt
Câu hỏi ko có đề cập tới 'vì sao' nên mềnh k tl ná :v
Câu này là liên hệ với bản thân của mỗi người nhé bạn...
Đây là đối với mình nha:
Theo em ,khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca ,em sắp xếp theo tiêu chí theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và theo đề tài.
Khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca thì chúng ta phải đạt được những tiêu chí như trên là
Theo đề tài
Theo vùng miền
Theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt
=> Nói chung.
Chúc bạn học tốt!!!
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Sưu tầm bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, con người ở địa phương em.
2. Vẽ một bức tranh về phong cảnh nơi em sống.
- Một số bài hát về Hà Nội:
+ Người Hà Nội (nhạc và lời: Nguyễn Đình Thi).
+ Nhớ mùa thu Hà Nội (nhạc và lời: Trịnh Công Sơn).
+ Có phải em mùa thu Hà Nội (lời: Tô Như Châu; nhạc: Trần Quang Lộc)
+ Nồng nàn Hà Nội (nhạc và lời: Nguyễn Đức Cường)
+ Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (lời: Bùi Thanh Tuấn; nhạc: Trương Quý Hải)
- Một số câu ca dao về Hà Nội:
+ Mỗi năm vào dịp xuân sang/ Em về Triều Khúc xem làng hội xuân
+ Nhất cao là núi Ba Vì/ Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long
+ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Vẽ tranh về phong cảnh Hà Nội:
Em hãy sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương Ninh Bình?
Ở đâu anh mới tới đây
Cớ sao anh biết đồng này đồng kia?
– Quê anh vốn ở Trường Yên
Anh đang dạy học ở bên xã nhà
Phận anh chưa có đàn bà
Cho nên mới hỏi cửa nhà sâu nông.
Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa
Một mặt người bằng mười mặt ruộng.
Chớp núi Bùng thì chớ, chớp núi Lớ thì mưa.
Con gái La Mai, bánh gai Cam Giá.
Trai Trung Trữ, nữ Trường Yên.
Muỗi cữa Càn , gan xứ biển.
Vượt Đai Nha, qua Thần phù.
Nhất Phùng, nhì vệ, thứ ba Nhuệ Đồng.
Pừng cọ quê tôi (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?
b. Nêu chủ đề của văn bản trên
c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.