Ảnh S’ trong từng trường hợp ở Hình 8.10 là thật hay ảo?
Trong hình 29.8, xy là trục chính của thấu kính (L), A là vật điểm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính, O là quang tâm của thấu kính.
Với mỗi trường hợp hãy xác định
A' là ảnh thật hay ảnh ảo
- A là vật thật; A’ và A nằm cùng bên trục chính xy của thấu kính ⇒ A’ là ảnh ảo. A’ nằm xa trục chính của thấu kính hơn A ⇒Thấu kính hội tụ.
- Vẽ: hình 29.18a
+ Nối AA' cắt xy tại O thì O là quang tâm của thấu kính.
+ Dựng thấu kính tại O và vuông góc với trục chính xy.
+ Từ A vẽ tia AI // xy cắt thấu kính tại I. Nối IA' kéo dài cắt xy tại F Khi đó F' là tiêu điểm ảnh của thấu kính. Tiêu điểm vật F lấy đốĩ xứng với F' qua quang tâm O.
Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự (hình 42-43.1 SBT). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thâu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
Tia SI đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua F’
Tia tới SO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại S’, ta thu được ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
Hình vẽ 42-43.1.a
Hình 44 -45.2 vẽ trục chính Δ của một thấu kính, S là một điểm sáng, S' là ảnh của S. Hãy cho biết S' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
S' là ảnh ảo vì S' và S cùng nằm một phía đối với trục chính của thấu kính.
Hình 42 – 43.2 SBT cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo.
Vì S và S’ nằm về 2 phía đối với trục chính Δ nên S’ là ảnh thật.
Đặt một điểm sáng S nằm trước thấu kính phân kì như hình 44-45.1 SBT. S’ là ảnh ảo hay thật? Vì sao?
S’ là ảnh ảo vì nó được tạo bởi giao điểm của đường kéo dài của chùm tia ló ra khỏi thấu kính và S’ không hứng được lên màn chắn.
Trong hình 29.18, xy là trục chính của thấu kính L, A là vật điểm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính.
Với mỗi trường hợp, hãy xác định:
a) A' là ảnh hật hay ảnh ảo.
b) Loại thấu kính.
c) Các tiêu điểm chính (bằng phép vẽ).
Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Từ S vẽ tia tới SI tạo với gương phẳng một góc 30 độ.
a) Vẽ ảnh S trong hai trường hợp sau:
-Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
-Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
b) Ảnh vẽ trong hai trường hợp trên là ảnh thật hay ảnh ảo và có trùng nhau không??
c) hãy tính góc phản xạ khi đó.
d) tính góc hợp bỏi tia tới và tia phản xạ.
Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cực (hình 42-43.1). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
Trên hình 42 – 43.4 SBT cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A'B' là ảnh của AB. A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo.
Đặt một ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính, ta nhận thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ
B. ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ
C. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính phân kì
D. Ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính phân kì
Chọn B. ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ
Vì nếu thấu kính là thấu kính phân kì thì chỉ cho ảnh ảo và nhỏ hơn vật nhưng đề bài lại cho ảnh lớn hơn vật nên đáp án C, D sai. Nếu là thấu kính hội tụ khi ảnh là ảnh thật thì ảnh sẽ nhỏ hơn vật nên đáp án A sai, còn đáp án B đúng.