Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
- Phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Tham khảo!
- Hệ quả tích cực:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Dựa vào hình 24.1, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Toàn cầu và khu vực. - Quốc gia. - Vùng. |
Ý nghĩa | Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. | Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.
- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.
- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.
Dựa vào Atlat địa lý VN trang 15 hãy:
1) nhận xét cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1996-2007
2) nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
3) nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
Dựa vào bảng 30.1, hình 30.1 và thông tin trong bài hãy trình bày khái quát sự phát triển kinh tế cộng hòa Nam Phi thông qua nhận xét về:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của cộng hòa Nam Phi, giai đoạn 2000-2021.
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2021.
Tham khảo!
Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:
+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.
+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.
+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động
+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%
+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.
+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%
Dựa vào atlat địa lí Việt Nam hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế của nước ta
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình
A. đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.
B. hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
C. phát triển các thành phần kinh tế mới.
D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình
A. đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
B. hội nhập vào nền kinh tế thế giới
C. phát triển các thành phần kinh tế mới
D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Dựa vào bảng 26.1, bảng 26.2 và thông tin trong bài hãy cho biết:
- Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.
- Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc quy mô tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải thích nguyên nhân.
- Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
Tham khảo!
Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế
- Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...
- Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa với chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kĩ thuật và quốc phòng. Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên lĩnh vực kinh tế.
Đặc điểm chung của kinh tế thế giới
- Đặc điểm:
+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14688,0 tỉ USD (năm 2020), trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.
+ Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
+ Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại.
+ Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.
- Nguyên nhân: do đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời mở rộng giao thương với quốc tế.
Vị thế: Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.
Dựa vào thông tin mục 3 hãy phân tích ý nghĩa khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới?
Tham khảo:
Khu vực hóa kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể liên kết với nhau, rút ngắn được khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Ví dụ: Liên minh Châu Âu liên kết với nhau về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo đà phát triển cho các nước thành viên, hiện nay các thành viên EU đều là các cường quốc về kinh tế.
- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực, nâng cao vị thế so với các khu vực khác. Đồng thời khu vực hóa còn nâng cao được sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các thành viên trong khu vực.
- Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.