chỉ ra hai cảnh tượng đối lập tương phản của bài thơ nhớ rừng và cho biết ý nghĩa của nó
Chỉ ra hai cảnh tượng đối lập tương phản của bài thơ " Nhớ rừng " và cho biết ý nghĩa của nó?
Giúp mk nha mk đang cần gấp!!!
Trong bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã miêu tả hai cảnh tượng tương phản, đối lập nhau gay gắt gắt. Đó là những cảnh tượng nào? Hãy phân tích và làm rõ sự đối lập, tương phản ấy. Việc tác giả xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ nhằm mục đích gì?.Mọi người giúp e với, e đang cần gấp ạ
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
-> Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
trong bài thơ nhớ rừng tác giả miêu tả 2 cảnh tượng đối tương phản nhau gay gắt đó là cảnh tượng nào , hãy phân tích và làm rực rỡ sự tương phản ấy ? việc tác giả xây dựng 2 cảnh tượng đối lập nhau nhằm mục đích j
Câu 8: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.
Câu 9: Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt , vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
chỉ ra sự đối lập,tương phản giữa cảnh trong đình vad cảnh ngoài đê.Sự tương phản đó có ý nghĩa gì
Qua cảnh tượng vườn bách thú (hiện tại) và cảnh núi rừng đại ngàn (quá khứ), chỉ ra những tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ “Nhớ rừng”. Tâm trạng ấy phản ánh điều gì ở xã hội Việt Nam đương thời?
* Tâm sự của con hổ qua cảnh tượng vườn bách thú tù đọng, chật hẹp:
- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".
- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.
* Tâm sự của con hổ qua cảnh núi rừng đại ngàn:
- Tâm trạng hoài niệm, nuối tiếc ngậm ngùi về một thời oanh liệt, hào hùng. Khi thì dằn vặt, khi lại thiết tha, khao khát trở lại những năm tháng tươi đẹp xưa.
- Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ cùng những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ bất lực và chán chường cuộc sống trong cảnh nô lệ đầy tù túng, ngột ngạt, không có tự do. Họ bất hòa sâu sắc với xã hội và họ khao khát tự do, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.
Câu 1: Chép theo trí nhớ khổ 3 bài thơ "Nhớ rừng", chỉ ra các câu nghi vấn và cho biết chức năng của chúng>
Câu 2: Hình ảnh hoa đào mở đầu và kết thúc bài thơ "Ông đồ" có ý nghĩa gì?
Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghê thuật và chức năng của chúng trong các câu sau
a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
b, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
c, Chiếc thuyền im bến mỏi chở về nằm.
Câu 4: Biện pháp so sánh trong 2 câu thơ sau có gì khác nhau
a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
b, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Câu 5: Âm thanh tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ có gì giống và khác nhau.
Câu 6: Chỉ ra chất thép, chất tình, chất cổ điển, chất hiện đại trong bài "Ngắm trăng".
Câu 7: Chỉ ra "thú lâm tuyền" của Bác với các nhà nho xưa có gì giống và khác nhau.
Câu 8: Bài thơ "Đi đường" có mấy lớp nghĩa, đó là những lớp nghĩa nào.
Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.