Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp nào?
Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào ?
Uyên và các bạn đi chơi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ vào dịp giáp Tết.
Trâm và Uyên cùng rủ nhau ra vườn nhà hái hoa. Trâm hái được 21 bông hoa , Uyên hái được 20 bông hoa.Mẹ của Uyên ra vườn nói là :
- hai đứa đem hoa vào nhà cắm vào bình đi !
Hai người cùng đem hoa cắm vào bình. Vậy hỏi có tất cả bao nhiêu bông được cắm vào bình .
Số bông hoa được cắm vào bình là:
21 + 20 = 41 ( bông )
Đáp số: 41 bông
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Nắng phương Nam
1. Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ.
Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi:
- Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ?
2. Tưởng ai, té ra nhỏ Phương. Uyên đáp :
- Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.
- Có phải Vân hát dân ca ở trại hè Nha Trang không ?
- Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay.
- Tết ngoài đó chắc là vui lắm ?
- Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé!- Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy - "Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa". Viết hay quá, phải không ?
- Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ ! - Huê nói.
3. Không ngờ điều ước của Huệ lại gợi ra một sáng kiến. Phương reo lên :
- Mình nghĩa ra rồi !
Cả đám trẻ nhao nhao :
- Gì vậy ? Gì vậy ?
Phương tủm tỉm cười, bí mật :
- Tụi mình sẽ tặng nhỏ Vân một vật ngoài Bắc không có.
- Vật gì vậy ? - Cả bọn xoắn xuýt hỏi :
- Một cành mai !
- Một cành mai ? - Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên - Đúng ! Một nhành mai chở nắng phương Nam. Cả nhóm hớn hở quay lại đầu đường Nguyễn Huệ, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng.
- Đường Nguyễn Huệ : một đường lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sắp nhỏ : bọn nhỏ (tiếng Nam Bộ)
- Lòng vòng : vòng vèo, loanh quanh (tiếng Nam Bộ)
- Dân ca : bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.
- Xoắn xuýt : quấn lấy, bám chặt như không muốn rời.
- Sửng sốt : ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra.
Câu nào cho thấy Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày giáp Tết ?
A. Hôm nay là ngày hai mươi tám Tết
B. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người
C. Uyên và các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ
Câu A và B nhé
Chúc bạn học tốt
Ba đôi vợ chồng mới cưới - An, Bình, Cảnh - đi chợ hoa xuân. Các cô vợ tên Lan, Mỵ, Như. Vào chợ, họ chia tay, mỗi người một ngã, tìm mua các loại hoa mình thích nhất. Sở thích mỗi người một khác và họ mua hoa thuộc 6 loại khác nhau, với giá tiền khác nhau. Về nhà, họ phát hiẹn ra rằng số bông hoa mỗi người đã mua đúng bằng giá mua 1 bông hoa, tính ra đồng. Ngoài ra, An mua nhiều hơn Mỵ 9 bông, còn bình nhiều hơn Lan 7 bông và mỗi anh chồng mau nhiều hơn vợ mình đúng 48 đồng !
Bạn là bạn của 3 đôi vợ chồng ấy. Vậy bạn có biết cô nào là vợ của anh nào không???
(Đề hay)
Đáp án là An-Như, Bình-Mị, Cảnh-Lan.
Ta sẽ CM An không cặp với Mị, và Bình thì ko cặp với Lan.
Nếu An cặp với Mị, thì gọi \(x\) là số bông Mị mua. Khi đó An chi \(\left(x+9\right)^2\) còn Mị chi \(x^2\) nên ta có pt:
\(\left(x+9\right)^2-x^2=48\). Giải thấy ko có nghiệm nguyên dương.
Tương tự, nếu Bình cặp với Lan thì có pt \(\left(x+7\right)^2-x^2=48\), cũng ko có nghiệm nguyên dương.
-----
Ta sẽ CM An ko cặp với Lan.
Giả sử điều này xảy ra. Khi đó ta có pt \(\left(x+9\right)^2-y^2=48\)
Hay \(\left(x-y+9\right)\left(x+y+9\right)=48\)
Nhận thấy số \(x+y+9>9\) nên chỉ có 2 trường hợp thoả:
\(x-y+9=1,x+y+9=48\)
và \(x-y+9=3,x+y+9=16\)
Đáng tiếc là chẳng có trường hợp nào có nghiệm nguyên hết.
Vậy trường hợp An cặp với Lan bị loại.
-----
Vậy An phải cặp với Như. Bình đã ko cặp với Lan rồi nên Bình cặp với Mị. Suy ra Cảnh cặp với Lan.
Bài này ko khó lắm nhưng giờ mk ko có hứng giải.
Trong dịp tết nguyên đán , em đã có dịp đi chợ cùng người thân . Hãy tả lại quang cảnh chợ lúc em có mặt
các bạn giúp mình nhé
ai làm nhanh trong 3 ngày mình sẽ cho tích
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức chuẩn bị để đón chào một năm mới sắp đến. Đi chợ Tết cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết. So với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết dường như đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.
Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ vào 28 tháng chạp âm lịch là em lại cùng mẹ xách làn đi chợ, mua đồ chuẩn bị cho dịp Tết gần kề. Trên đường, người và xe đi lại như mắc cửi, có lẽ ai cũng đang bận rộn sắm sửa để có một ngày Tết trọn vẹn. Chợ những ngày Tết đông đúc gấp hai lần những ngày bình thường.
Em thích nhất là được theo mẹ đến khu chợ hoa. Ở đây ngập tràn cây cối với đủ những màu sắc rực rỡ khác nhau. Những cây quất tươi tốt sai trĩu quả, tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy. Những bông hoa đào màu hồng nhạt tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng, nụ hoa nhỏ nhắn e ấp như màu má người thiếu nữ. Có vài cây mai được chuyển từ miền Nam đến. Sắc hoa vàng rực làm nổi bật cả một góc chợ. Ngoài những loài cây, loài hoa đặc trưng cho ngày Tết, chợ còn bày bán những bông cúc với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng, những đóa hồng, đóa ly kiều diễm đang vươn mình đón ánh nắng mai, bông huệ trắng tinh khôi thì dịu dàng ẩn nấp trong một góc. Sau khi chọn xong một cành đào vừa ý để cắm trong phòng khách, em theo mẹ sang khu bán hoa quả. Mẹ đang lựa những loại quả đẹp mắt để bày mâm ngũ quả trong ngày Tết, gồm có một nải chuối xanh, quả chuối cong cong hình lưỡi liềm, một quả dứa tỏa hương thơm lừng, vài trái cau, trứng gà và quất để bày biện xung quanh.
Vậy là những đồ để bày trên bàn thờ tổ tiên đã xong, tiếp theo, hai mẹ con sang khu thực phẩm để mua đồ làm cỗ. Thực phẩm ngày Tết dường như phong phú hơn hẳn. Đầu tiên là đồ để gói bánh trưng. Những cái lá dong cùng lạt được người bán sắp xếp hết sức gọn gàng. Gạo nếp cùng đỗ được mẹ lựa hết sức cẩn thận. Gạo phải trắng ngần còn đỗ thì hạt phải tròn và mẩy. Em vẫn nhớ mẹ bảo mâm cỗ truyền thống của người Việt phải gồm 8 bát và 8 đĩa. Bên cạnh bánh trưng phải còn có thịt gà, nem rán, thịt đông, xôi gấc, rau củ xào, canh nấm mọc và miến... Sang đến khu gia cầm, những chú gà, vịt được nhốt trong lồng kêu lên ầm ĩ mỗi khi có người ghé qua. Con nào con đấy lông mượt và béo múp. Mẹ cũng không quên sắm cho em một bộ quần áo mới. Khu quần áo ngập tràn màu với đầy đủ các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Tiếng cười nói, mời chào của người mua, người bán làm huyên náo cả khu chợ. Ai cũng tranh thủ mua đồ thật nhanh để còn về sửa sang lại nhà cửa.
Đi chợ Tết khiến em cảm thấy mùa xuân đang đến rất gần, không khí rộn ràng, náo nức ngập tràn khắp muôn nơi. Không chỉ thế, đi chợ Tết còn là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.
Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.
Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.
Mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông, chuông đồng hồ vừa điểm năm tiếng em đã thức dậy. Hôm nay được mẹ hứa sẽ cho em đi chơi Tết cùng mẹ, lòng nôn nao vui sướng em phải dậy sớm để chuẩn bị thay quần áo mới
Vừa đến đầu chợ em phải ngạc nhiên trước sự đông đúc tấp nập đến choáng ngợp. Mới có 6 giờ. Thời điểm này ở những ngày bình thường thì chợ còn vắng lắm chỉ có người bán dọn hàng ra thôi. Thế nhưng hôm nay thi khác không biết người ta dọn chợ từ bao giờ mà các gian hàng đã bày biện đủ cả. Còn người đi chợ thì đông đúc chen lấn nhau, âm thanh huyên náo cả bầu trời.
Nắng đã lên cao dần, ánh mặt trời tỏa chiếu phản ánh các tủ bán đầy màu sắc tạo ra những hình ảnh rực rỡ.
Quả là chợ Tết có khác. Em đã bị cuốn hút bởi các sạp bán quần áo: áo thun, áo kiểu, áo đầm. Họ sắp xếp từng loại giày, loại dép từ số nhỏ đến số lớn trông thật đẹp mắt. Người mua chật ních cả gian hàng. Bà thì chọn đôi dép này, cô thì chọn đôi giày kia. Các cậu con trai thì có dép da, sandal, lại có những loại model nữa. Thật tình em không lòng dạ nào rời khỏi quầy giày dép này. Ôi nhưng mẹ đâu rồi, em phải chen qua mấy hàng người mới theo kịp mẹ. Rời gian hàng này mẹ dẫn em qua gian hàng bánh kẹo. Một mùi thơm hấp dẫn thu hút mọi người. Bao nhiêu là bánh mứt dừa… đủ loại hạt sen, chà là, hạt dưa cùng với các loại bánh, kẹo được bày biện ngăn nắp. Người mua chọn hàng trả giá, người bán chào hàng, mời gọi. Đôi bàn tay của chị bán bánh mứt thật khéo. Chị gói hàng thật nhanh mà đẹp nữa thoăn thoắt liên tục không ngừng. Đợi mẹ mua sắm những vật dụng cần thiết, những món ăn cần cho ngày rước ông bà, em được mẹ dẫn xem hàng dưa. Chợ dưa ở phía ngoài nhà lồng chợ. Các gian hàng này chỉ mới mọc lên có mấy ngày nay thôi. Năm nay ngoài những loại dưa hấu bình thường lại có dưa vò vàng ruột đỏ, dưa vỏ có sọc ruột vàng nữa. Các loại dưa, tên dưa được người bán giới thiệu rành rọt: Dưa Hồng Ngự, dưa Gò Công, dưa Kim Lan. Mẹ đã chọn mua mỗi thứ một cặp. Thế là em được thưởng thức mùi vị của các loại dưa. Ở đây thật là chật chội vì các loại xe đậu phía ngoài của những người mua dưa. Những chiếc xe ba bánh chở ra chở vô nườm nượp. Vất vả lắm em và mẹ mới khiêng được giỏ dưa ra ngoài và gởi ở một quầy hàng quen. Giờ thì em và mẹ bách bộ đến chợ hoa. Ôi! Thật tuyệt, chợ hàng hoa rực rỡ các sắc màu. Dọc mé sông thì toàn là cúc: cúc đại đóa, cúc mâm sôi, cúc trăng, cúc tím đang khoe sắc, mời gọi mọi người yêu hoá. Rồi tiếp theo là hàng hoa hồng: hồng nhung, hồng tường vi. Các chậu lớn được xếp ngay ngắn. Những nụ hồng xinh xinh đang hé nở như mỉm cười với em, khiến em phải dừng chân lại năn nỉ mẹ mua cho em một chậu. Mé bên kia đường lại là hàng hoa đào cùng những chậu mai, người ta nói mùa Xuân đến, miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Thế mà năm nay, mai và đào ở đây đều có cả. Những chậu “kiểng có nhiều dáng hình khác nhau được bày ra ở gian cuối. Những nghệ nhân tạo thành hình thật khéo đã làm hài lòng những người thích chơi kiểng, chơi hoa. Cả một đoạn đường dài đầy người qua kẻ lại với những chậu hoa, chậu kiểng ôm trên tay. Thích thú vô cùng khi mẹ mua thêm hai chậu cúc vàng, chậu sung kiểng, một nhánh đào và một nhánh mai. Thế là năm nay nhà mình ăn Tết lớn rồi. Còn gì vui sướng hơn xuân về em đã có quần áo mới, giày đẹp, trong nhà có bánh mứt có dưa hấu lại còn có hoa kiểng, Mẹ đã phải thuê một chiếc xe ba báhh để chở đồ về nhà.
Thật là một ngày vui, chợ Tết sạo mà tưng bừng náo nhiệt, nó hấp dẫn, thu hút làm sao ấy. Em ngồi bên mẹ mỉm cười sung sướng mắt lim dim mơ màng ao ước "giá như phiên chợ nào cũng là chợ Tết và ngày nào mình cũng được theo mẹ đi chợ như thế này!".
Nhân dịp Tết, mẹ và Lan đi dự lễ hội Chợ hoa xuân và mua 21chậu hoa vạn thọ. Nhà Lan ở khu phố vui vẻ ,do là mới chuyển đến khu phố nên mẹ bảo Lan đem một số chậu hoa tặng cho mọi người quanh khu phố để làm quen. Hỏi Lan đã chia cách nào để chia đủ chậu hoa cho 9 nhà và vừa đủ 3 chậu dùng để trang trí Tết ?
cho 9 nhà mỗi nhà 2 chậu và đủ 3 chậu để đón tết
cho 9 nhà mỗi nhà 2 chậu và đủ 3 chậu để đón Tết là xong.
Ba đôi vợ chồng mới cưới -An,Bình,Cảnh- đi chợ hoa xuân. Các cô vợ tên Lan, My, Như. Vào chợ, họ chia tay, mỗi người mỗi ngã tìm mua loại hoa mình thích nhất. Sở thích mỗi người mỗi khác và họ mua 6 loại hoa khác nhau, với giá tiền khác nhau. Về nhà họ phát hiện ra rằng số bông hoa mỗi người mua bằng đúng giá mua 1 bông hoa, tính ra đồng.Ngoài ra An mua nhiều hơn My 9 bông, Bình nhiều hơn Lan 7 bông và mỗi anh chồng mua nhiều hơn vợ mình đúng 48 đồng. Bạn hãy cho biết cô nào là vợ của anh nào
Dịp Tết Nguyên Đán nào cũng vậy,chợ hoa Tết thật đông vui , rực rỡ. Em hãy viết bài văn tả lại cảnh đó.
Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.
Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.
Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn…nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa. Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay-ơn…và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến. Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa…Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Ở nhà, em thường cắm hoa trang trí vào những dịp nào và đặt bình hoa ở đâu?
Ở nhà, em thường cắm hoa trang trí vào những dịp lễ tết hoặc ngày giỗ các cụ hoặc đơn giản là những ngày có tiền mua hoa. Em thường đặt bình hoa trên bàn thờ, bàn uống nước trong phòng khách, bàn học, phòng ngủ,…
đố vui
đố vui nè, vào giải chơi.?
1 bà già đi bán hoa cúc hỏi bà bán chợ nào?