a) Trong tay em có một kim nam châm, làm thế nào để kiểm tra được một dây dẫn điện bất kì có dòng điện chạy qua hay không có dòng điện chạy qua?
b) Hãy xác định chiều của dòng điện, chiều của đường sức từ trong hình vẽ.
Áp dụng quy ước về chiều của đường sức từ, quy tắc nắm tay phải để xác định tên từ cực của nam châm, xác định tên từ cực ở 2 đầu ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giải thích hiện tượng khi kim nam châm đặt gần ống dây có dòng điện chạy qua.
Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? A.Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B.Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. C.Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn có hình dạng bất kì D.Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng.
Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cục của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Chọn D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
A. Chiều của dòng điện chạy qua ống dây
B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử
C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây
D. Chiều của đường sức từ đi trong lòng ống dây
Một kim nam châm đã bị tróc hết vỏ sơn nên mất dấu các cực. Để xác định các từ cực, ta đặt kim nam châm này lại gần một dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi (hay dòng điện một chiều) chạy qua. Tại một điểm đặt, với các hướng đặt kim nam châm khác nhau, kim nam châm đều tự xoay để định hướng theo một hướng nhất định.
a/ Với chiều dòng điện của dây dẫn thẳng cho trước, hãy phát biểu quy tắc xác định chiều của đường sức từ trường.
b/ Em hãy vẽ hình minh họa quy tắc xác định đường sức từ trường ở câu a.
c/ Hãy giải thích tại sao kim nam châm lại tự xoay để định hướng theo một hướng nhất định. Giả sử từ trường của dòng điện thẳng sinh ra lớn hơn rất nhiều so với từ trường Trái Đất.
d/ Trình bày cách xác định tên từ cực của kim nam châm trên.
Cảm ơn nhiều ạ
Nêu cách xác định tên từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng một kim nam châm?
+ Đặt kim nam châm lại gần cuộn dây có dòng điện chạy qua.
+ Căn cứ vào định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây từ đó ta xác định được từ cực của ống dây (lưu ý: chiều của từ trường là ra Bắc vào Nam).
+ Sau đó dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của dòng điện trong các vòng dây.
Treo thanh nam châm gần một ống dây (hình 30.1 SGK). Đóng mạch điện.
a. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?
b. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
c. Hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng không?
a. Nam châm bị hút vào ống dây. Vì khi đóng mạch điện, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do ống dây gây ra có chiều đi ra từ đầu B, nên B là cực Bắc, sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.
b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây.
Vì khi đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ cực tại B sẽ đổi thành cực Nam, cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.
c. Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây, 1 thanh nam châm và 1 mạch điện. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và kiểm tra kết quả.
Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ. Khi cho 1 dòng điện 1 chiều chạy qua ống dây, người ta thấy kim nam châm bị hút vào đầu B của ống dây.
a) Xác định tên các từ cực và chiều đường sức từ của ống dây?
b) Dòng điện đi qua các vòng dây có chiều như thế nào? Cực dương của dòng điện đi vào ở đầu dây nào?
Cho ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Hãy xác định chiều đường sức từ, các từ cực của ống dây và lực điện từ tác dụng lên dây dẫn( nói rõ các bước xác định và vẽ vào hình).
Câu 1:Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
-Xác định chiều các đường sức từ.
-Xác định hai cực của ống dây có dòng điện chạy qua.
-Tại hai điểm A và B có hai kim nam châm.Vẽvị trí hai kim nam châm này.