Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Duyên
18 tháng 12 2022 lúc 15:57

Tham khảo nhé:

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?

Vũ Xuân Bách
Xem chi tiết
Tkao Nguyn
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 10 2021 lúc 22:39

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là(Trợ từ) một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Ôi!(Thán từ) Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Giaminh Bùi
Xem chi tiết
long nguyen
Xem chi tiết
Phạm Gia Vũ
Xem chi tiết
Trần Trần
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Đỗ Vũ
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2022 lúc 15:11

Tham Khảo 

  “Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 

Nguyễn Hoàng Gia Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thắng
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
19 tháng 3 2022 lúc 18:12

khổ thơ vừa chép là khổ nào? 

5k mà cũng ship, phí ship hơn cả 5 k rồi=)