Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?
4. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào? Phân tích dẫn chứng để làm rõ sự cảm nhận đó của em.
Qua lời căn dặn người yêu em thấy chàng trai là người lãng mạn, gắn bó thủy chung với người mình yêu. Trong giờ phút chia tay không muốn rời xa người mình yêu:
"Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người".
Chàng trai còn là người trọng tình nghĩa và dành tất cả sự trân trọng của mình cho người con gái anh yêu ngay cả khi cô đã có con với người chồng mình không yêu thương:
"Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn."
Qua lời của các nhân vật trữ tình trong bài ca dao Ở đâu năm cửa chàng ơi, em thấy chàng trai cô gái ở đây là người thế nào? Đất nước mình hiện lên ra sao trong những lời đối đáp
- là người tinh thông , hiểu rõ về các địa danh hay danh làm thắng cảnh
- đất nước mình trở nên tươi đẹp
Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu chàng trai đã nhận ra người yêu cũ nhờ vật gì?
A. Cuộn lá dong
B. Chiếc sáo trúc
C. Chiếc trâm cài tóc
D. Chiếc kèn môi.
Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"Em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?
Em cần học tập chăm chỉ, làm việc có ích cho xã hội ; sau này rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt , có sức lực và đầu óc để mai sau em sẽ giúp phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn nữa.
Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?
A. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
B. Bước đi do dự, ngập ngừng.
C. Lời nói đầy cảm động
D. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.
Thông qua lời kể cho thấy nhân vật là người như thế nào?
A. Có cuộc sống gian khổ, khó khăn và nhiều thử thách trên đảo hoang
B. Ý chí vượt trên những gian khổ
C. Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn
D. Gồm tất cả những ý trên
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống hỏi;
– Có chuyện gì thế?
– Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bà học gì từ câu chuyện này?
- Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự
- Anh chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.
+ Câu hỏi thăm của anh hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác
→ Cần chú ý tới tình huống giao tiếp cho phù hợp
Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, em thấy bản thân mình đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Hãy diễn đạt các ý trả lời đó thành một đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 câu.
em đang cần gấp ạ
tham khảo
Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. Trách nhiệm của chúng ta là cần tuyên truyền rộng rãi để tinh thần ấy được lan tỏa đến tất cả mọi người, đến những người cùng chung tiếng gọi thiêng liêng “đồng bào”. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, dẫ chứng chọn lọc tiêu biểu, giọng văn tràn đầy lòng tự hào, văn bản đã khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước trong trái tim mỗi người dân yêu nước.
Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta,em thấy bản thân mình đã cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt nhất có thể để có thể trong tương lai giúp ích cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, em vẫn còn nhiều điều cần làm như : tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước; tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về đất nước Việt Nam xinh đẹp;Luôn cố gắng giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của dân tộc,..Còn nhiều hành động nữa mà em cần làm để thể hiện lòng yêu nước của mình.
2. Lời “tiễn dặn” giúp bạn biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.
- Qua lời “tiễn dặn” ta biết được hoàn cảnh đau khổ éo le của chàng trai và cô gái: yêu nhau sâu đậm nhưng không đến được với nhau.Từ đó thấy được tình cảm chân thành, sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái.
- Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ:
+ Nhân vật có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu.
+ Xây dựng tình cảm, tính cách của các nhân vật một cách chân thật.