có ai biết phân tích thái độ và hành động của bé thu không ạ
Chỉ ra những từ ngữ thể hiện thái độ, hành động của Bé Thu khi người đàn ông xưng "ba" gọi và bước lại gần. Lí giải tại sao Bé Thu lại có thái độ, hành động như thế?
câu 1 : phân tích suy nghĩ của ông giáo về cái chết của lão hạc.
câu 2 : phân tích diễn biến , thái độ, hành động,cách xưng hô của chị dậu . có gì thống nhất và phát triển trong hành động , thái độ, và cách xưng hô đó ?
MỌI NGƯỜI GIÚP MK VỚI . mk cần gấp
1/cuộc sồng nghèo đói bần cùng của một nông dân nghèo trong xã hội cũ đã dẫn đến cho lão hạc một cái chết đâu thương.
lão hạc một người nông dân thật thà chất phác, lão yêu thương con cái hết mình, dành cả cuộc đời cho con nhưng rồi về già lão phải chết trong sự đau thương tuyệt vọng. lão ra đi trong nỗi đau đớn vật vã. nhưng chắc rằng cái sự đau đớn của bã chó trong người đang thấm vào cơ thể bằng cái nỗi đau khi không được gặp con trai nỗi đau hỗ thẹn với lòng, hối hận vì đã bán chú chó trong lòng lão. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho ta thấy hết cái tâm hồn của lão, hết cái tính cách của lão.
2/ Đọc Tắt Đèn,ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang . Chị Dậu cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai …), đau xót vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú … ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh … ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.)
Hoàn cảnh Thơm: quen cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, mặc dù cha và em trai theo cách mạng thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa
- Tâm trạng:
+ Sự ân hận, day dứt của Thơm: người cha lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô
+ Sự nghi ngờ của cô đối với Ngọc tăng: Thơm dò xét nhưng Ngọc lảng tránh, cô không dễ gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã mà chồng tạo ra
+ Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, cô phải lựa chọn giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mạng
→ Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng để bộc lộ đời sống nội tâm, nỗi day dứt, đau xót, ân hận của Thơm để nhân vật lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng
- Tác giả khẳng định ngay cả khi cuộc đấu tranh bị đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không bị tiêu diệt do sự bảo vệ, che chở của người dân
phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích ( trước và sau khi cai lệ đến) thông qua thái độ và cử chỉ, lời nói... của chị với mọi người xung quanh :
Thái độ
Cử chỉ, hành động
Lời nói
Xưng Hô
Biểu Hiện
Trước Khi tên cai lệ đến và sau khi tên cai lệ đến
Tóm tắt bài tức nước vỡ bờ
Hành động và thái độ | Lời nói | Xưng hô | Biểu hiện |
-run run van xin tha thiết, thái độ nhẹ nhàng - xám mặt vội vàng đtặ con xuống đất, van xin | - Nhà cháu đã túng... cho cháu khất. - Khốn nạn! nhà cháu đã...xin ông - Cháu van ông...ông tha cho | Ông-cháu | Nhẫn nhục chịu đựng |
-liều mạng cự lại | - Chồng tôi đâu ốm...hành hạ | Ông-Tôi | Đấu lý |
- nghiến hai hàm răng - túm, ấn, dúi - nhanh như cắt, giằng co vật nhau, túm tóc | - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem | Ông-Bà | Đấu lực |
Hoctot
Theo dõi đoạn sau: "đến lúc chia tay..tuột xuống"(chiếc lược ngà) Sáng hôm sau ông giáo phải lên đường , Thu có thái độ và hành động gì ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả?Quá miêu tả của tác giả em thấy bé Thu là người ntn? Vì sao Thu lại thay đổi thái độ và chịu gọi ông sáu là bà?
Từ nào sau đây không dùng để diễn tả hành động và trạng thái của nhận vật Bé ?
A. Khoan thai
B. Đánh vần
C. Khúc khích
D. Tỉnh khô
Lời giải:
Từ không dùng để diễn tả hành động, trạng thái của nhân vật Bé là: khúc khích
Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.
Thái độ và hành động của bé Thu trái ngược nhau trong ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông Sáu ra đi nhưng vẫn nhất quán trong tính cách:
+ Do tình yêu thương sâu đậm của bé Thu dành cho ba
+ Những ngày đầu, bé Thu kiên quyết không nhận ba do ông Sáu có vết thẹo trên má, khác với hình ảnh Thu nhìn thấy khi chụp với mẹ
+ Khi nhận ra ba tuy đã muộn nhưng Thu vẫn kịp gọi ba, và trao tình yêu thương tới ba.
Phân tích thái độ và hành động của Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ trước nguy cơ chiến tranh. Những nước nào phải chịu trách nhiệm khi chiến tranh xảy ra
Thái độ của các nước lớn:
- Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Mỹ , Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.
Trách nghiệm hoàn toàn thuộc về Mỹ , Anh , Pháp. Tuy nhiên , Mỹ chính là nước gián tiếp gây ra chiến tranh bởi chính sách không quan tâm đến những vấn đề ngoài nước Mĩ , hình thành nên chủ nghĩa phát xít dẫn đến chiến tranh.
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
a) Người tự chủ biết tự kiểm chế những ham muốn của bản thân ;
b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động ;
c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình ;
d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau ;
đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp ;
e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
- Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).
Bởi vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn.
- Em không đồng tình với ý kiến (c) và (đ), vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.