Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Đỗ Tiến Dũng
31 tháng 10 2021 lúc 14:39
Chiến tranh ngô tấn ai thắng
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
vu nguyen
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
2 tháng 11 2021 lúc 10:12

* Công cuộc đấu tranh giành độc lập:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ.

- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

+ Năm 1959, Cách mạng Cu-ba thành công, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.

+ Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. 

* Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: thu được những thành tựu quan trọng.

- Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.

- Tiến hành cải cách kinh tế.

- Thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

Bình luận (0)
ʚLittle Wolfɞ‏
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 21:20

Những nét chung (TN) của các nước Mĩ Latinh:
- Ngôn ngữ: Các nước Mĩ Latinh chia sẻ ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Bồ Đào Nha, với một số sự biến thể như tiếng Quechua ở Peru và tiếng Guarani ở Paraguay.

- Văn hóa: Các nước Mĩ Latinh có một di sản văn hóa rất đa dạng và giàu có, pha trộn giữa yếu tố châu Âu và bản địa, đặc biệt là trong âm nhạc, nghệ thuật, và ẩm thực.

- Lịch sử chung: Các nước Mĩ Latinh có lịch sử chung dưới sự thống trị của các nước châu Âu, chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Quá trình này bao gồm thời kỳ thực dân hóa và sau đó là cuộc chiến tranh giành độc lập.

- Tôn giáo: Các nước Mĩ Latinh có nền tôn giáo chủ yếu là Công giáo La Mã, và tôn giáo chơi một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của họ.

Cuba hòn đảo anh hùng (TN):
- Cuộc cách mạng: Cuba nổi tiếng với Cuộc cách mạng Cuba (1953-1959) dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro và Che Guevara ->lật đổ chế độ độc tài và thành lập nền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Cuba.

- Quan hệ quốc tế: Cuba có quan hệ đặc biệt với Liên Xô và sau đó với Nga. Quan hệ giữa Cuba và Mĩ đã căng thẳng trong nhiều năm vì chính sách cấm vận.

- Văn hóa: Cuba có văn hóa rất độc đáo và nổi tiếng với âm nhạc, như salsa và son cubano, và thậm chí cả thể thao, đặc biệt là bóng chày.

- Y tế và giáo dục: Cuba có hệ thống y tế và giáo dục đáng kinh ngạc, với tỷ lệ biết đọc biết viết cao và dịch vụ y tế miễn phí cho tất cả công dân.

-> Cuba thường được coi là "hòn đảo anh hùng" do lịch sử của nó trong cuộc chiến tranh giành độc lập và vai trò quốc tế đặc biệt của nó trong các sự kiện lịch sử.

Bình luận (0)
Lan Hương
Xem chi tiết
Kieu Diem
27 tháng 10 2019 lúc 20:26

- Đầu thế kỉ XIX, một số nước ở Mĩ Latinh như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la,... đã giành được độc lập. Nhưng sau đó lại bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mĩ.

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.

+ Mở đầu bằng Cách mạng Cu-ba năm 1959.

+ Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy”.

+ Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phong Nguyệt
Xem chi tiết
Sun Trần
26 tháng 10 2021 lúc 15:54

Tham khảo : 
 

 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế - quân sự, Mỹ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mỹ La tinh thành "sân sau" của mình, dựng lên các chế độ độc tài thân Mỹ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mỹ La tinh lại bùng nổ & phát triển.

 

Cách mạng Cuba thành công 1959, đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mỹ La tinh trở thành "Đại lục núi lửa". Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập, trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi lê & Ni ca ra goa.

 

Trong công cuộc xây dựng & phát triển đất nước, các nước Mỹ La tinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác & phát triển kinh tế.

 

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế chính trị ở Mỹ La tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 6 2019 lúc 2:16

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu trnah chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

- Cách mạng Cu-ba thành công năm 1959 đánh dấu bước phát triển mới của phong tròa giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiểu nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trong: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

Bình luận (0)
HEV Tú
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 11 2021 lúc 9:01

tham khảo nhé

 

Ở Mĩ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 - 1921, ở Achentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).

Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mêhicô đã ra đời các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền lương cho công nhân một số ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).

Ở các nước Mĩ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt được thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc Mĩ và các lực lượng phản động trong nước.

Nhìn chung, cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục, tiến công vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nước, đồng thời góp phần bảo vệ cách mạng Nga và nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong điều kiện đó, các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Aicập (1921), Đảng Cộng sản Braxin (1922), Đảng Cộng sản Cuba (1925)…

Bình luận (0)
Huỳnh Văn Hào
Xem chi tiết
Hồng Nhung
Xem chi tiết
Trường Sơn
17 tháng 10 2016 lúc 21:38

TRước :hầu hết các nc MĨ la tinh đã giành dc độc lập, 1898 bằng cách thâm nhập mạnh mẽ về kinh tế và can thiệp vũ trang MĨ đã giành khống chế khu vực này khiến các nc Mĩ la tinh rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành " sân sau " của Mĩ

Sau : phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh nhân dân các nc tiến hành đấu tranh lật độ chính quyền Thân Mĩ và thành lập Chính phủ - Dân tộc - Dân chủ

Bình luận (0)