Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Đình Thiên
18 tháng 7 2023 lúc 20:36

Sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống là một khía cạnh quan trọng để chúng ta đạt được thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó là sự cống hiến tuyệt đối và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình không chỉ là về việc đạt được thành công mà còn là về quá trình phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đầu tiên, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và dễ dàng. Chúng ta thường gặp phải những trở ngại và thử thách mà không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi chúng ta nỗ lực hết mình, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn này và tiến lên phía trước. Sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta không bỏ cuộc và không đánh mất hy vọng. Nó truyền động lực và sự kiên nhẫn để chúng ta tiếp tục cố gắng và không ngừng nghỉ. Thứ hai, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi chúng ta đặt mục tiêu và nỗ lực hết mình để đạt được chúng, chúng ta không chỉ đạt được thành công mà còn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Quá trình nỗ lực hết mình giúp chúng ta khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chúng ta học cách vượt qua giới hạn và phát triển những kỹ năng mới. Sự nỗ lực hết mình cũng giúp chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn và sự kiên trì, hai yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Cuối cùng, sự nỗ lực hết mình mang lại cho chúng ta cảm giác tự hào và hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra và nhìn lại quá trình chúng ta đã đi qua, chúng ta cảm thấy tự hào về những gì chúng ta đã đạt được. Sự nỗ lực hết mình cũng mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn vì chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt tất cả sức lực và tâm huyết vào những gì chúng ta làm. Trong cuộc sống, sự nỗ lực hết mình là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công và đạt được mục tiêu của chúng ta. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, phát triển bản thân và mang lại cảm giác tự hào và hạnh phúc. Vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống.

 

Bình luận (0)
huỳnh gia huy
Xem chi tiết
Vi Vi
Xem chi tiết
Bùi thị hồng ngọc
Xem chi tiết
32-Lưu Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Trang Vũ
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 5 2023 lúc 15:22

Bạn tham khảo dàn ý này nhé: 

Học để biết:

+ "Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống...

+ Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...

+ Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...

- Học để làm:

+ "Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".

+ Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.

+ Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ... đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

+ Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

- Học để chung sống:

+ Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".

+ Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

- Học để tự khẳng định mình:

+ Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.

+ Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...

=> Bài học nhận thức cho cá nhân: Học không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để đi tới thành công. Chính vì vậy khi chúng ta còn trẻ, hãy dốc sức học tập vì  tương lai tốt đẹp của bản thân. 

Bình luận (0)
Cristiano Ronaldo
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
4 tháng 4 2019 lúc 20:18

trong văn bản nào vậy? mk còn viết cho

Bình luận (0)
Cristiano Ronaldo
4 tháng 4 2019 lúc 20:22

Quan Âm Thị Kính

Bình luận (0)
Phạm Thị Thùy Linh
4 tháng 4 2019 lúc 20:23

dù sao đi nữa thì bạn phải có 2 ý này nhé:

- Họ có cuộc sống cùng khổ, bị xã hội dồn đẩy 

- Họ có những phẩm chất cao đẹp 

Bạn làm theo kiểu gì cũng phải có được 2 ý chính này nha <3

Bình luận (0)
Học thật giỏi
Xem chi tiết
Trần gia linh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 7 2021 lúc 9:54

1. Đặt tên: Không bỏ cuộc (Never give up), Cố gắng,...

2. 

Tham khảo nha em:

Không ai vươn đến sự thành công mà lại không có sự nỗ lực, cố gắng từng ngày. Bởi vậy chỉ khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình thì thành công mới chạm đến cuộc sống của ta. Thành công cũng không đến với những người không chịu thay đổi theo chiều hướng tích cực và cũng không ở lại quá lâu với những ai dễ dàng hài lòng với bản thân. Con người là chủ thể quyết định suy nghĩ, hành vi của chính mình và kết quả của mỗi việc làm, hành động của họ. Do đó, thành công chỉ gõ cửa nhà bạn khi bạn không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân. Leonardo Davinci trở thành danh họa kiệt xuất thế giới nhờ tháng ngày khổ luyện vẽ những quả trứng để rồi hoàn thiện kĩ năng của mình hơn qua mỗi bức hình tưởng chừng như đơn giản. Các vận động viên giành được thứ hạng cao trong các đại hội thể thao thế giới do luyện tập gian khổ ngay từ thuở lên năm, sáu tuổi. Đằng sau mỗi tấm huy chương là những giọt mồ hôi, nước mắt nơi phòng tập. Đôi khi, thành công đến sau mỗi thất bại, vì vậy, nếu bỏ cuộc giữa chừng thì bạn không bao giờ vươn tới mục tiêu của mình. Theo đuổi thành công đến cùng không có nghĩa là bất chấp tất cả để có được điều mình mong muốn. Thành công chỉ bền vững nếu con người cố gắng dựa trên nội lực của bản thân và không ngừng hoàn thiện chính mình.

Bình luận (0)