Câu 1: Giải thích cơ chế cân bằng lượng đường glucose trong cơ thế Câu 2: Giải thích cơ chế cân bằng lượng muối trong cơ thể
Quan sát Hình 13.4, hãy mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong cơ thể. Từ đó giải thích tại sao gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi.
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định.
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định
- Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.
Quan sát Hình 13.3, hãy:
a) Mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như thế nào?
c) Nêu vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi.
a) Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như sau: Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng, áp suất thẩm thấu của máu giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH. Hormone ADH giảm kích thích thận giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
c) Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.
Vận dụng kiến thức về cơ chế NST xác định giới tính để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế: Hiện tượng cân bằng giới tính là gì? Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính?
Các bạn giúp mình câu hỏi này với.
1.tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.
Tham khảo!
Hiện tượng cân bằng giới tính là: tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.
Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là: do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O ở giới dị giao, giới đồng giao chỉ cho một loại, nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Tham khảo
Hiện tượng cân bằng giới tính là Tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính
Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O ở giới dị giao, giới đồng giao chỉ cho một loại, nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Insulin và glucagon giống như âm và dương trong duy trì đường huyết. Các hormone này cân bằng lượng đường trong máu, duy trì đường huyết trong phạm vi hẹp theo nhu cầu của cơ thể. Khi bạn ăn, tuyến tụy phóng thích insulin để giúp giảm lượng đường trong máu. Giữa các bữa ăn, tụy giải phóng glucagon để giữ lượng đường ổn định trong máu.
- Insulin là một hormone quan trọng được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tụy. Insulin chuyển glucose từ máu vào tế bào làm năng lượng để sử dụng hoặc lưu trữ.
- Glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy. Đây là một đối trọng của insulin.
3: Hãy giải thích cơ chế phân chia giữ nguyên số lượng NST trong nguyên phân và cơ chế phân chia làm giảm một nửa số lượng NST trong giảm phân.
Tham khảo
Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm trong quá trình hình thành giao tử.[1][2][3]
Trong giảm phân, tế bào sinh dục (có bộ 2n) đã chín trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần ở kỳ trung gian trước giảm phân I, nên sinh ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội: giao tử đực (tinh trùng hoặc tinh tử) và giao tử cái (trứng hoặc noãn) có n NST đơn.
Tham khảo ạ:
Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm trong quá trình thành giao tử
Trong giảm phân, tế bào sinh dục (có bộ 2n) đã chín trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần ở kỳ trung gian trước giảm phân I, nên sinh ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội: giao tử đực (tinh trùng hoặc tinh tử) và giao tử cái (trướng hoặc noãn) có n NST đơn.
Trong NP NST nhân đôi 1 lần sau đó phân chia 1 lần nên số lượng NST được giữ nguyên.
Trong GP NST nhân đôi 1 lần nhưng phân chia 2 lần nên số lượng NST giảm đi một nửa.
Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau
A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan
Đáp án là A
Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau: Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
(1) điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
(2) làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
(3) tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
(4) làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)
Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
I. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon.
II. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
III. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
IV. Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể
A. 1.
B. 2
C. 3
D. 4.
Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
D. Cơ quan sinh sản
Đáp án là C
Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm