Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:52

Nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi:

Phương pháp công nghệ bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp sẽ ức chế các hoạt động sống của vi sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa xảy ra trong sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm giữ được chất lượng trong thời gian dài hơn. Tùy thuộc vào thời gian cần bảo quản và đặc điểm của từng loại sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) mà nhiệt độ làm lạnh khác nhau.

Phương pháp công nghệ xử lí nhiệt độ cao: nâng nhiệt độ sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) lên mức nhất định sẽ làm ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hóa và hoạt động của vi sinh vật trong sản phẩm chăn nuôi, nhờ vậy mà sản phẩm được kéo dài thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào sản phẩm, mục tiêu và thời gian bảo quản mà người ta xử lí ở nhiệt độ khác nhau.

Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp: phương pháp công nghệ bảo quản lạnh. 

Bảo quản trứng trong hộp ở nhiệt độ thấp, dưới 4.4 độ C hoặc để trứng ở trong tủ lạnh ngăn lạnh nhất. 

Phùng Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
19 tháng 12 2021 lúc 13:03

tham khao

 

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chọn thực phẩm an toàn. ...

 Nấu chín kỹ hức ăn. ... 

Ăn ngay sau khi nấu. ... 

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. ... 

Nấu lại thức ăn thật kỹ ... 

Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống. ... 

Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. ...

 Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
19 tháng 12 2021 lúc 13:10

Tham khảo
 

 Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là - 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.

-  Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.

-   Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.

- Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

          -  Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh dò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

-   Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng.

❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
19 tháng 12 2021 lúc 13:13

Tham khảo: 

1. Chọn thực phẩm an toàn

          Chọn các rượi, bia có nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại rượi, bia của cở sở nấu rượi, bia không có giấy phép, không đảm bảo các kỹ thuật

          Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ hức ăn

          Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu

          Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín

          Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ

          Cá thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống

          Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn

          Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thứcăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

          Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

          Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn 

          Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, bà con cần phải dừng ngay việc sử dụng và giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng chúng ta hãy cùng hành động " NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN "

Bùi Phương Vy
Xem chi tiết
Lưu Viết Tùng
Xem chi tiết
Minh Hồng
6 tháng 1 2022 lúc 20:24

Tham khảo

Các phương pháp sấy khô cá Sấy là phương pháp làm khô nguyên liệu nhờ vào tác nhân sấy và thiết bị sấy. Tác nhân sấy có thể là không khí nóng, hơi nước nóng, khói lò,…Về bản chất của quá trình là sự bốc hơi nước của sản phẩm bằng nhiệt ở nhiệt độ bất kì, là quá trình khuếch tán do chênh lệch ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu. Sấy khô cá bao gồm các loại hình sấy như: Sấy ở áp lực thường bằng không khí nóng, sấy bằng bức xạ hồng ngoại, sấy chân không, sấy thăng hoa,…Ưu điểm của việc sấy khô cá là thời gian làm khô ngắn, hạn chế được các biến đổi xảy ra trong nguyên liệu, bảo vệ nguyên liệu tránh được cát, bụi, ngăn cản côn trùng xâm nhập, chủ động được thời gian và không phụ thuộc vào thời tiết. 
2. Làm khô bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời Đã từ lâu con người đã biết sử dụng năng lượng mặt trời để phơi khô cá. Nguồn năng lượng mặt trời là vô tận, không tốn tiền, dồi dào và không thể bị độc quyền sở hữu. Nếu chúng ta biết sử dụng tốt nguồn năng lượng mặt trời, nó sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong sản xuất. Phương pháp phơi khô cá được tiến hành ngoài trời, không đòi hỏi thiết bị phức tạp và đắt tiền, thao tác lại đơn giản, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này lại có hạn chế là chiếm nhiều diện tích mặt bằng, lao động cực nhọc, khó kiểm soát quá trình làm khô, chất lượng có thể bị giảm do các phản ứng sinh hóa và vi sinh, dễ nhiễm bẩn và bị côn trùng tấn công. Để khắc phục các hạn chế của phương pháp này, cần tiến hành phơi ở dàn cao ráo, dùng lưới che chắn để tránh côn trùng, dùng thiết bị lều sấy sử dụng năng lượng mặt trời. Lều sấy được làm từ tre, trúc hoặc các khung gỗ nhỏ, dùng nhựa trong suốt bao phủ toàn bộ khung lều. Vật liệu sấy đặt trên một cái dàn đặt bên trong lều, dàn được đan bằng lưới tre mịn. Phía dưới dàn thiết kế một tấm nhựa màu đen để cung cấp nhiệt cho vật liệu sấy (tấm nhự này cách dàn phơi một khoảng). Lều sấy có ưu điểm là gọn, nhẹ, dễ di chuyển, phòng chống ruồi, côn trùng, ngăn cản cát, bụi và vật lạ bám vào vật liệu sấy. Lều sấy đã được sử dụng ở một số nước như: Bangladesh, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,… Theo Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng (1990) thì các sản phẩm có nhiều mỡ nên phơi mát chớ không phơi nắng để đề phòng hiện tượng chảy mỡ, hay bị khô bề mặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Hoàng Hồ Thu Thủy
6 tháng 1 2022 lúc 20:25

Tham khảo:

Các phương pháp sấy khô cá Sấy là phương pháp làm khô nguyên liệu nhờ vào tác nhân sấy và thiết bị sấy. Tác nhân sấy có thể là không khí nóng, hơi nước nóng, khói lò,…Về bản chất của quá trình là sự bốc hơi nước của sản phẩm bằng nhiệt ở nhiệt độ bất kì, là quá trình khuếch tán do chênh lệch ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu. Sấy khô cá bao gồm các loại hình sấy như: Sấy ở áp lực thường bằng không khí nóng, sấy bằng bức xạ hồng ngoại, sấy chân không, sấy thăng hoa,…Ưu điểm của việc sấy khô cá là thời gian làm khô ngắn, hạn chế được các biến đổi xảy ra trong nguyên liệu, bảo vệ nguyên liệu tránh được cát, bụi, ngăn cản côn trùng xâm nhập, chủ động được thời gian và không phụ thuộc vào thời tiết. 
2. Làm khô bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời Đã từ lâu con người đã biết sử dụng năng lượng mặt trời để phơi khô cá. Nguồn năng lượng mặt trời là vô tận, không tốn tiền, dồi dào và không thể bị độc quyền sở hữu. Nếu chúng ta biết sử dụng tốt nguồn năng lượng mặt trời, nó sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong sản xuất. Phương pháp phơi khô cá được tiến hành ngoài trời, không đòi hỏi thiết bị phức tạp và đắt tiền, thao tác lại đơn giản, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này lại có hạn chế là chiếm nhiều diện tích mặt bằng, lao động cực nhọc, khó kiểm soát quá trình làm khô, chất lượng có thể bị giảm do các phản ứng sinh hóa và vi sinh, dễ nhiễm bẩn và bị côn trùng tấn công. Để khắc phục các hạn chế của phương pháp này, cần tiến hành phơi ở dàn cao ráo, dùng lưới che chắn để tránh côn trùng, dùng thiết bị lều sấy sử dụng năng lượng mặt trời. Lều sấy được làm từ tre, trúc hoặc các khung gỗ nhỏ, dùng nhựa trong suốt bao phủ toàn bộ khung lều. Vật liệu sấy đặt trên một cái dàn đặt bên trong lều, dàn được đan bằng lưới tre mịn. Phía dưới dàn thiết kế một tấm nhựa màu đen để cung cấp nhiệt cho vật liệu sấy (tấm nhự này cách dàn phơi một khoảng). Lều sấy có ưu điểm là gọn, nhẹ, dễ di chuyển, phòng chống ruồi, côn trùng, ngăn cản cát, bụi và vật lạ bám vào vật liệu sấy. Lều sấy đã được sử dụng ở một số nước như: Bangladesh, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,… Theo Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng (1990) thì các sản phẩm có nhiều mỡ nên phơi mát chớ không phơi nắng để đề phòng hiện tượng chảy mỡ, hay bị khô bề mặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:52

Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi:

Công nghệ sản xuất thịt hộp: nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới. Một số sản phẩm được chế biến bằng nhiệt như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...

Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa.

Chế biến thịt hộp:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị.

Bước 2: Xử lí nhiệt: Làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.

Bước 3: Đóng hộp: Cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bào khí, ghép mí (đóng nắp hộp).

Bước 4: Tiệt trùng: Xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 - 121oC trong khoảng 15 phút.

Bước 5: Bảo quản: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm là: bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao, bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp.

- Hiện tại, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản: Bảo quản lạnh (bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh), bảo quản khô (đối với các loại hạt ngũ cốc), bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp (bảo quản bằng hút chân không).

Trịnh Bạch Dương
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:45

Việc làm khô thức ăn nhằm mục đích: ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, tránh gây ẩm mốc.

Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là: thóc, ngô...

vuong bui
21 tháng 12 2023 lúc 22:19

- Làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích bảo quản thức ăn được lâu. - Địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là cỏ.

 

Đặng Thị Hông Nhung
Xem chi tiết
Vương Tuấn Khải
16 tháng 4 2017 lúc 21:04

* Phương pháp bảo quản

- Bảo quản thông thoáng: Nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài, do vậy kho phải có hệ thông thông gió hợp lí.

- Bảo quản kín: Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín, không cho không khí xâm nhập.

- Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào trong các kho lạnh.Ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật, côn trùng sẽ ngừng hoạt động và giảbotswsuwj hô hấp của nông sản. VD: rau, dưa,....

* Phương pháp chế biến

- Sấy khô: Một số loại rau củ quả được sấy khô bằng các thiết bị đơn giản hay hiện đại.

- Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: Một số loại củ như sắn, khoai hay hạt được chế biếnthành bột mịn hay tinh bột theo quy trình nhất định.

- Muối chua: Làm cho sản phẩm lên men nhờ hoạt đọng của vi sinh vật.

- Đóng hộp: Cho sản phẩm vào trong hộp hay lọ thuỷ tinh, đậy kín,sau đó làm chín. Sản phẩm đóng hộp bảo quản được lâu và có giá thành cao.

trương thị ngân
19 tháng 1 2017 lúc 13:36

cách bảo quản : bảo quản trong tủ lạnh hay nhà kho ,bằng tui nilong,..

VD: rau,dưa cần bảo quản trong tủ lạnh

꧁༺ςôηɠ_ςɧúα༻꧂
14 tháng 3 2022 lúc 7:39

 Bảo quản thông thoáng: Nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài, do vậy kho phải có hệ thông thông gió hợp lí. - Bảo quản kín: Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín, không cho không khí xâm nhập. - Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào trong các kho lạnh.

Chúc bn hok tốt