Những câu hỏi liên quan
AnN._kInOkO ☀️
Xem chi tiết
Minh Nhân
17 tháng 4 2021 lúc 17:02

Em tham khảo nhé !

* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

* Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

* Văn hóa:

   - Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

   - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

   - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...

   - Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

   - Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

   - Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

   - Khai thác lâm thổ sản, đánh cá...

*Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, nhân dân Cham – pa đã thu lại được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

*Các thành tựu văn hóa của Chăm Pa:

- Chữ viết :thế kỷ 6 người chăm có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn Ấn Độ.

Thành tựu về kinh tế:Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.Thành tựu về văn hóa:Có chữ viết riêng từ thế kỷ IV.Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.Có tục hoả táng, ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau.Sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các Tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt.- Tôn giáo: theo đạo Ba la môn và đạo Phật.
- Phong tục, tập quán:ở nhà sàn; ăn cau trầu;nhuộm răng;hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo như: tháp Chăm, khu thánh địa Mĩ Sơn (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới), đền, tượng, các bức chạm nổi. 
- Qua đó chúng ta thấy văn hóa Cham-Pa đã đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, giữa văn hóa của người Chăm và người Việt có nhiều nét tương đồng.
Kelly Hạnh Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 16:51
2.1. Tư tưởng - tôn giáo Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc. Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng. 2.2. Sử học, văn học Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,… Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”. Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),… 2.3. Kiến trúc, điêu khắc Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành. Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,… 2.4. Khoa học kĩ thuật Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy. Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 16:56

Xíu quên

Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 16:56

Chúc bạn thi tốt nhé

nguyễn hương giang
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
15 tháng 12 2023 lúc 17:29

Một trong những thành tựu văn hóa ấn tượng của các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là kiến trúc Angkor Wat ở Campuchia. Angkor Wat là một ngôi đền Hindu-Buddha được xây dựng vào thế kỉ XII và được coi là biểu tượng của văn hóa Khmer. Angkor Wat được xem là một trong những công trình kiến trúc tuyệt đẹp và phức tạp nhất trên thế giới. Với kiến trúc độc đáo và tinh tế, ngôi đền này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách từ khắp nơi trên thế giới. Với diện tích rộng lớn và kiến trúc độc đáo, Angkor Wat không chỉ là một ngôi đền mà còn là một thành phố cổ đầy đặc sắc. Nó được xây dựng bằng đá vôi và đá grès, với các tòa tháp, các hình ảnh tượng trưng và các bức tranh tường tuyệt đẹp. Các tòa tháp cao và các cầu nối tạo nên một cảnh quan tuyệt vời và tạo nên một không gian linh thiêng. Angkor Wat không chỉ là một di sản văn hóa quan trọng của Campuchia mà còn là một biểu tượng của văn hóa Đông Nam Á. Nó đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Với sự kỳ vĩ và độc đáo của nó, Angkor Wat là một thành tựu văn hóa đáng ngưỡng mộ của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
vũ việt anh
2 tháng 4 2020 lúc 18:26

bạn ơi bạn nhầm môn rồi nha bạn đây là môn lịch sử nha bạn còn bạn muốn được hỏi câu hỏi của nhiều môn thì bạn vô hoc 24.vn nha

Khách vãng lai đã xóa
Bunny TiẾn TIến
Xem chi tiết
Etermintrude💫
5 tháng 5 2021 lúc 18:05

Câu 1:

– Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

– Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

– Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

– Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo khiến cho lòng dân oán hận.

⟹ Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.

Câu 2:

Kinh tế:

- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

* Văn hóa:

- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

* Xã hội:

- Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

- Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.

- Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

Câu 3 :

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Nguyễn Thị Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Bảo Châu
4 tháng 1 lúc 18:48

Câu 17:

*, Những thành tựu văn hóa tiêu biểu về tôn giáo và chữ viết của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Tín ngưỡng - tôn giáo: 

+, Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, như: Lan Xang, Campuchia,…

+, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ XI – XIII.

- Chữ viết: cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, trên cơ sở tiếp thu chữ viết của Ấn Độ hoặc Trung Quốc, ví dụ:

+, Chữ Thái ra đời trên cơ sở chữ Phạn (Ấn Độ).

+, Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán (Trung Quốc).

Câu 18:

*, Tình hình kinh tế - xã hội vương quốc Lào thời Lan Xang:

- Về kinh tế:

+, Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc, khai thác lâm sản khá phát triển;

+, Cư dân Lan Xang đã có sự trao đổi, buôn bán với nước ngoài;

+, Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.

- Về xã hội:

+, Vương quốc Lan Xang được chia thành các mường, có quan đứng đầu, lực lượng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+, Dân cư trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

+, Lan Xang giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt nhưng cương quyết chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược.

- Nhận xét: dưới thời Lang Xang, Lào là một vương quốc thịnh trị, đời sống nhân dân thanh bình, ấm no, sung túc.

Câu 19:

a, Những thành tựu về tư tưởng, văn học sử học và nghệ thuật của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX:

- Về tư tưởng - tôn giáo:

 +, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

+, Phật giáo tiếp tục phát triển, và thịnh hành nhất dưới thời Đường.

- Về sử học:

+, Từ thời Đường, cơ quan ghi chép lịch sử được thành lập.

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực lục, Tứ Khố Toàn Thư,...

- Về văn học:

+, Văn học thời phong kiến Trung Quốc rất đa dạng, phong phú với nhiều thể loại như Thơ Đường, Kịch Nguyên, tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh,…

+, Thời Đường xuất hiện nhiều tác giả, nhà thơ nổi tiêng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am, La Quán Trung, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần,…

b, Văn hóa Trung Quốc đã có những đóng góp trọng cho lịch sử nhân loại:

- Tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng không chỉ với Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước ở châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Chi phối các lĩnh vực, chính trị, xã hội văn hóa nghệ thuật. 

- Tứ đại phát minh: la bàn, nghề in, nghề làm giấy, thuốc súng đã ảnh hưởng quan trọng đến văn minh nhân loại, thuốc súng, la bàn còn được truyền bá sang phương Tây. 

- Các tác phẩm văn sử học, công trình nghệ thuật ngoài việc có ảnh hưởng đến bên ngoài, còn được giữ gìn đến tận ngày nay. 

- Các đóng góp của văn hóa Trung Quốc đã đóng góp thêm tri thức, sự phong phú đa dạng vào nền văn hóa nhân loại.

Câu 20:

a, Sự hình thành:

- Trên cơ sở các vương quốc phong kiến được hình thành ở giai đoạn trước, từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc này tiếp tục phát triển.

+, Ở lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc pa-gan mạnh lên và thống nhất lãnh thổ;

+, Ở lưu vực sông Chao-phray-a là sự hiện diện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a;

+, Trên bán đảo Đông Dương, các vương quốc Đại Việt, Chăm-pa, Cam-pu-chia phát triển cường thịnh;

+, Vương quốc Sri Vi-giay-a trở thành quốc gia hùng mạnh trên đảo Xu-ma-tra.

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á, đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều vương quốc mới, như vương quốc Su-khô-thay, A-út-thay-a, vương quốc Lan Xang, vương triều Mô-giô-pa-hít, vương quốc Ma-lắc-ca,…

b, Sự phát triển:

- Chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố, luật pháp được hoàn thiện.

- Kinh tế: phát triển khá thịnh đạt trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Xã hội: ổn định, đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa.

Câu 21:

- Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của Vương quốc Cam-pu-chia. Dưới thời kì này, Vương quốc Cam-pu-chia trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á.

- Biểu hiện của sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co:

 - Về chính trị:

+, Đất nước được thống nhất, ổn định;

+, Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn chỉnh.

+, Tiến hành các cuộc tấn công quân sự ra bên ngoài để mở rộng lãnh thổ,

 - Về kinh tế:

+, Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhiều kênh mương được xây để dự trữ và điều phối nước tưới.

- Vì vậy, có thể nói rằng: "Thời kì Ăng-co, là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia".

(LƯU Ý: có tham khảo tài liệu)

Nguyễn Gia Huy
25 tháng 4 lúc 20:45

NỘI DUNG

 

- Thành tựu về chữ viết:

+ Chữ Hán là văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản hành chính nhà nước

+ Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc và được sử dụng rộng rãi từ thế kỉ XIII.

+  Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và từng bước phát triển, trở thành chữ viết chính thức của người Việt.

Việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương đã: 

- Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình. 

 - Thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

 

 - Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.

- Thể hiện tính sáng tạo của người Việt…

Bong Bin
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Chi
4 tháng 1 lúc 19:13

Câu 17: Thành tựu văn hóa tiêu biểu về tôn giáo và chữ viết của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Tôn giáo

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

+ Đạo Hồi, Kitô giáo được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chữ viết

- Chữ viết dựa trên chữ viết của Ấn Độ và chữ viết dựa trên chữ viết của Trung Quốc được sử dụng phổ biến.

Ảnh hưởng của những thành tựu văn hóa đó đến hiện nay

- Tôn giáo

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo vẫn là hai tôn giáo lớn nhất ở Đông Nam Á.

+ Các tín ngưỡng và phong tục tập quán của các tôn giáo này vẫn được gìn giữ và phát huy trong đời sống xã hội.

- Chữ viết

+ Chữ viết của Đông Nam Á vẫn được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội.

Câu 18: Tình hình kinh tế- xã hội vương quốc Lào thời Lan Xang

- Kinh tế

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.

+ Thủ công nghiệp phát triển đáng kể.

+ Thương mại phát triển mạnh mẽ.

- Xã hội

+ Có sự phân chia giai cấp rõ rệt.

Câu 19: Sự hình thành và phát triển của các vương quốc Phong kiến ĐNA từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

-Sự hình thành

+ Do sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các quốc gia phong kiến bắt đầu hình thành ở Đông Nam Á.

- Sự phát triển

+ Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa.

Câu 21: Thời kì Ăng-co, là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Campuchia

- Bằng chứng

+ Kinh tế:

--Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, lúa nước trở thành cây trồng chủ yếu.

--Thủ công nghiệp phát triển, nổi tiếng với các nghề dệt vải, đúc đồng, chạm khắc gỗ,...

--Thương mại phát triển mạnh mẽ, Campuchia trở thành một trung tâm thương mại sầm uất ở Đông Nam Á.

+Văn hóa:

-- Phật giáo phát triển mạnh mẽ, Angkor Wat là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng nhất thế giới.

-- Văn học, nghệ thuật phát triển rực rỡ, có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật nổi tiếng.

 
Nguyễn Thị Hà Chi
4 tháng 1 lúc 19:13

tick cho mình nha cám ơn

Minh Lệ
Xem chi tiết

Nhận xét về thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX:

- Văn hóa Ấn Độ thời kì Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu so với thế giới đương thời.

- Đây là thời kì phát triển rực rỡ của văn hào và thi ca Ấn Độ

- Chú trọng giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc bằng cách cho chép lại các bộ sử thi cổ đại hay xây dựng thư viện. 

- Nghệ thuật kiến trúc và hội họa đạt được nhiều thành tựu và mang phong cách nghệ thuật độc đáo của thời kì Mô-gôn