Những câu hỏi liên quan
Minh Ngọc
Xem chi tiết
Xu 6 xí=))
9 tháng 4 2022 lúc 20:24

tham khảo:

“Mùa xuân…Mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ…Lặng lẽ dâng cho đời…” điệp khúc ấy được ngân lên dạt dào biết bao trái tim của những người đang cảm nhận,những người đang sống và làm việc đâu đó trên mảnh đất này. Và phải chăng đó là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ Thanh Hải với tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và muốn một lần nữa được dâng hiến cho đời. Tình yêu quê hương đất nước và muốn được dâng hiến cho đời mình của tác giả Thanh Hải được thể hiện rõ nhất trong ba khổ cuối của bài thơ Trong không khí tưng bừng của đất trời mùa xuân, nhà thơ đã cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, của đất trời “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Điêp từ ta làm diễn tả một cách rõ nét của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, một nhành hoa để dâng tiếng hót của mình cho đời, để tỏa hương thơm ngào ngạt cho sắc xuân. Từ khát vọng được hòa nhập đó nhà thơ đã thể hiện rõ khát vọng cống hiến mình ở những câu thơ tiếp theo : “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Mùa xuân nho nhỏ là cách nói đầy ẩn dụ và đầy sức sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người có thể góp một chút sức mình vào đó , dâng hiến là một hành động cho đi mà không đòi hỏi sự đáp lai. Cho dù là trai trẻ hay tóc đã bạc thì điều này vốn không quan trọng bởi khi đã muốn dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương đất nước thì không quan trọng tuổi tác Giữa một mùa thu của cuộc đời mình, tác giả đã liên tưởng đến một mùa xuân tươi đẹp để tô điểm cho cuộc đời với những lời thơ bình dị,trong sáng không hề có một chút u ám của cuộc đời. Không chỉ hay về ý thơ mà còn hay ca ngôn từ, cả nhịp điệu trong bài. Cảm ơn nhà thơ đã mang đến cho người đọc về một bài học,về một lí tưởng sống thực sự cao đẹp biết bao.”sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó tả khó phai mờ và mãi trường tồn cùng đất nước, gợi nhắc cho thế hệ trẻ một cách sống đẹp, góp mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Bình luận (0)
trang Thu
Xem chi tiết
MAO THẾ HƯNG
Xem chi tiết
đỗ thị duyên
Xem chi tiết
Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:29

Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhận xét về thơ ca có ý kiến cho rằng:

Thơ là tiếng lòng

“Tiếng lòng” của Bác đc thể hiện rất rõ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

    “Tiếng lòng” là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm. Trong 2  bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

    Cả 2 bài thơ đều được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vần thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.

    “Tiếng lòng” trg 2 bài thơ trước hết đc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trg bài thơ Cảnh khuya, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh huyền ảo.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 

Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi thân thương vs con người.  Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Bài thơ vẽ nên một hinnhf ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ lồng đc nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Còn trg bài thơ Rằm tháng giêng, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông mênh mông của đêm nguyên tiêu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như ko có giới hạn. Điệp từ “xuân” đc nhắc đi nhắc lại 3 lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trg trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thuỷ, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của con người và vạn vật. Phải là người yêu thiên nhiên, mang trg mình tâm hồn của 1 người thi sĩ, biết thưởng thức, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì Bác mới vẽ nên 1 bức tranh đẹp đến như vậy.

     Bên cạnh đó “tiếng lòng” cũng đc thể hiện qua tình yêu nước sâu sắc của Bác.  

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trg bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” ko phải vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nc nhà”, lo cho cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trg huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nc, Người vẫn vừa say đắm tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho dân, lo cho vận mệnh đất nước.

Phong thái ung dung, lạc quan cũng thể hiện “tiếng lòng” của Người. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng.

Tóm lại, đó là sự kết hợp giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, giữa chất thép và chất trữ tình, giữa yêu nc và yêu thiên nhiên.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Bình luận (0)
Vũ Quỳnh Oanh
Xem chi tiết
Thuu Quỳnhh
13 tháng 2 2021 lúc 15:06

???/oho

Bình luận (0)
Mãi mãi là bao xa
27 tháng 3 2021 lúc 4:55

Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhận xét về thơ ca có ý kiến cho rằng:

Thơ là tiếng lòng

“Tiếng lòng” của Bác đc thể hiện rất rõ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

    “Tiếng lòng” là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm. Trong 2  bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

    Cả 2 bài thơ đều được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vần thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.

    “Tiếng lòng” trg 2 bài thơ trước hết đc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trg bài thơ Cảnh khuya, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh huyền ảo.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi thân thương vs con người.  Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Bài thơ vẽ nên một hinnhf ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ lồng đc nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Còn trg bài thơ Rằm tháng giêng, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông mênh mông của đêm nguyên tiêu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như ko có giới hạn. Điệp từ “xuân” đc nhắc đi nhắc lại 3 lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trg trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thuỷ, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của con người và vạn vật. Phải là người yêu thiên nhiên, mang trg mình tâm hồn của 1 người thi sĩ, biết thưởng thức, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì Bác mới vẽ nên 1 bức tranh đẹp đến như vậy.

     Bên cạnh đó “tiếng lòng” cũng đc thể hiện qua tình yêu nước sâu sắc của Bác.  

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trg bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” ko phải vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nc nhà”, lo cho cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trg huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nc, Người vẫn vừa say đắm tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho dân, lo cho vận mệnh đất nc.

    Phong thái ung dung, lạc quan cũng thể hiện “tiếng lòng” của Người. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng.

    Tóm lại, đó là sự kết hợp giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, giữa chất thép và chất trữ tình, giữa yêu nc và yêu thiên nhiên.

    Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Bình luận (0)
Hà Đức Thụ
Xem chi tiết
Văn Đức
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 2 2022 lúc 20:04

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện tình yêu cuộc sống và trân trọng từng phút giây được sống của mình qua khổ thơ đầu tiên. Bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà nhà thơ Thanh Hải khắc họa. Từ "Mọc" được đảo lên đầu câu thơ cho thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của bông hoa. Những hình ảnh "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc" chính là những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên trong tưởng tượng ấy của mình, nghĩ về những điều tươi đẹp của cuộc sống. Bức tranh được nhà thơ Thanh Hải vẽ ra không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh tiếng chim chiền chiện. Từ cảm thán "Ơi" và câu hỏi như trách yêu của nhà thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh tư tưởng trong tâm hồn nhà thơ. Dường như, bức tranh tâm tưởng trong tâm trí nhà thơ có đủ cả màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Đó là sự khát khao, yêu thương cuộc sống, yêu những vẻ đẹp của cuộc sống. Hai câu thơ cuối "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy một thái độ trân trọng, nâng niu từng điều, từng phút giây quý báu của nhà thơ. Hình ảnh "giọt" ở đây có thể là từng khoảnh khắc trôi qua, từng phút giây trôi qua. Hành động "hứng" của nhà thơ cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu và khát vọng gìn giữ những điều tốt đẹp đang trôi qua trong tâm tưởng nhà thơ. Tóm lại, khổ thơ 1 chính là tình yêu cuộc sống và thái độ trân trọng, nâng niu cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 12 2018 lúc 3:38

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, đồng thời thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

Đáp án: A

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương
17 tháng 2 2022 lúc 21:25

A

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 8 2018 lúc 6:59

Chọn đáp án: A.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương
17 tháng 2 2022 lúc 21:25

A

Bình luận (0)