Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Lan
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 3 2021 lúc 23:48

Tham khảo:

Quê hương em nổi tiếng khắp nơi với khu chợ nổi trên sông. Vốn bởi nơi đây có rất nhiều kênh rạch. Người dân di chuyển chủ yếu bằng thuyền, bằng ghe. Vậy nên, mới thành những buổi họp chợ trên mặt nước. Mới đầu, là để phục vụ người dân, sau nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn bà con tứ xứ đến xem. Trên mặt nước dập dềnh, những chiếc thuyền lớn có bé có tè tựu với đủ thứ mặt hàng thơm ngon, hấp dẫn. Có những chiếc thuyền đơn sơ, mộc mạc như người dân nơi đây. Cũng có những chiếc thuyền được trang trí cầu kì, sặc sỡ để thu hút khách du lịch. Nhưng điểm chung của tất cả những gian hàng di động ấy, chính là tấm lòng đôn hậu, chân chất của người bán hàng. Cả buổi chợ nơi đây lúc nào cũng rộn rã và vui tươi, xáo xào âm thanh người mua kẻ bán. Tất cả cứ lênh đênh, dập dềnh, thật là thú vị.

bùi thái vy
27 tháng 10 2021 lúc 16:57

không biết làm nữa

Khách vãng lai đã xóa
cô bé dễ thương
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
30 tháng 1 2018 lúc 9:51

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ,    mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức c

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

​Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!hân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Võ Bảo Trân 10
30 tháng 1 2018 lúc 10:00

Thời gian không có nhiều nên tớ cho bạn dàn ý làm bài nhé!

Mở bài:

    Có ai sinh ra mà không được nhìn thấy nụ cười của mẹ, nụ cười ấy như là nguồn động viên, khích lệ chúng ta mỗi khi khó khăn, mệt mỏi. Các bạn yêu mẹ ở điểm gì, với riêng tôi nụ cười của mẹ là tôi thích nhất.

Thân bài

+ Nụ cười ấy thế nào ( ấm áp, tràn đầy tình yêu thương,.......)

+ Mỗi khi mệt mỏi nụ cười ấy động viên cũng như khích lệ bạn?

+ Nhớ lại kỉ niệm( lúc vào lớp 1 biết con rụt rè mẹ mỉm cười khích lệ con, lúc con tập đi xe đạp ........, trong học tập,........)

+ Từ 3 ý trên lưu ý khoảng 3-4 câu phải có một câu biểu cảm ( chao ôi, nhớ.......)

+ Khi mẹ vắng nhà thiếu vắng nụ cười ấy ( bản thân em cảm thấy ngôi nhà im ắng, thiếu một thứ rất quan trọng với bản thân,.....)

+ Có phải lúc nào mẹ cũng cười không? ( khi ốm thấy em buồn mẹ chỉ mỉm cười như một lời an ủi, khi bị điểm kém hoặc mắc phải lỗi nào đó thì trên khuôn mặt mẹ thế nào?,........)

+ Bản thân em có yêu nụ cười ấy không? Nó đem lại cảm giác gì cho bản thân em.

+ Cảm xúc của bản thân

Kết bài:

+ Lời hứa sẽ không làm mẹ buồn

+ Hi vọng nụ cười ấy sẽ mãi hiện trên khuôn mặt

+ Suy nghĩa riêng của bản thân.

Chúc bạn học tốt!

Võ Bảo Trân 10
15 tháng 2 2018 lúc 20:28

Xin lỗi nha ! Mình lạc đề

Cao Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Cinderella
16 tháng 5 2018 lúc 19:34

Thông tin cho bạn nè :

Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.

Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.

Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn .

〖♡₦\
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trang
24 tháng 8 2019 lúc 14:38

Tả về lúc đi du lịch cũng được mà . đầy 

Sơn Tùng MTP
24 tháng 8 2019 lúc 14:46

ong kỳ nghỉ hè vừa qua, gia đình em đã tổ chức đi chơi ở Vũng Tàu trong vòng một tuần. Em rất phấn khởi vì từ lâu em đã ao ước được nhìn ngắm bãi biển xanh trong ấy.

Sáng, khoảng bốn năm giờ. Gia đình em lên xe và lên đường đến Vũng Tàu. Gần trưa xe mới tới nơi. Em bước xuống xe và đưa mắt quan sát. ôi! Em thốt lên. Ánh nắng hắt xuống biển làm mặt nước biển lóng lánh một cách rực rỡ. Nước biển trong suốt lộ ra cho em thấy bãi cát gợn đều rất lạ. Em chưa kịp ngắm hết quang cảnh ở đó thì phải phụ ba mẹ xách đồ đạc về phòng trọ.

Cảnh đẹp Vũng Tàu

Phòng trọ cũng rất tiện nghi. Nhưng điều làm em thích nhất là phòng trọ có một cửa sổ, mà đứng ở cửa sổ thì có thể nhìn thấy bãi biển. Sau khi ngủ một giấc lấy lại sức em thay đồ rồi chạy ra biển. Biển lúc này có một màu xanh đục. Nắng dịu trải dài trên bãi cát trắng. Chốc chốc lại có những cơn gió thoảng qua làm đung đưa những tàu dừa xanh mơn mởn.

Em bước từng bước trên bãi cát mịn và nóng xuống biển. Nước biển mát rượi làm em sảng khoái lạ thường. Lúc này trên bờ chỉ còn lác đác những du khách tham quan đang hối hả về cho kịp chuyến xe. Những con dã tràng nhanh chóng chạy về tổ. Nắng đã tắt hẳn, em phải trở về phòng với vẻ luyến tiếc.

Buổi tối, em đứng ở cửa sổ nhìn về phía bãi biển. Lúc này bãi biển chỉ toàn một màu đen, nhưng em có thể trông thấy những đợt sóng trắng xóa ập vào liếm lên bãi cát. Em có thể nghe thấy tiếng sóng rì rào như một bản tình ca dịu dàng đưa em vào giấc ngủ.

Buổi sáng, em đánh răng, súc miệng và ăn sáng. Xong xuôi em dẫn bé Lan ra biển. Những tia nắng sáng chiếu rọi lòng biển. Em thấy lúc này màu nước biển là đẹp nhất. Một màu xanh ngọc bích rực rỡ như cầu vồng. Một cơn sóng nhỏ ập vào nơi em đứng. Nước biển mát lạnh làm cho em phải rụt chân lên. Em cảm thấy rất vui. Dần dần nước biển được nắng chiếu xuống nên ấm hẳn lên. Người đi tắm biển cũng đông hơn. Nếu nhìn từ trên cao xuống thì người ta sẽ liên tưởng ngay đến một bức tranh đủ màu sắc biết chuyển động.

Vũng Tàu

Thế rồi, một tuần thấm thoắt trôi qua. Em lại phải thu xếp quần áo, đồ đạc để trở về nhà. Lòng buồn rười rượi nhưng không thể ở lại. Trước khi bước lên xe em ngoái lại nhìn lướt lại cảnh vật ở bãi biển. Tất cả như muôn níu kéo em lại. Em thốt lên "ở lại biển thân yêu nhé! Sẽ có một ngày tôi trở lại đây”.

loveBTSandEXID
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
4 tháng 5 2018 lúc 20:18

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Huỳnh Bá Nhật Minh
4 tháng 5 2018 lúc 20:19

Tham khảo nhé :

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 1

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 2

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 3

1. Mở bài:

- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.

- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

2. Thân bài:

a) Bên ngoài:

- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.

- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.

- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.

- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.

b) Bên trong:

- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.

- Vườn chùa rộng và thoáng.

- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.

- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.

- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.

- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.

- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.

- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.

- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.

- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

3. Kết bài:

- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.

- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 4

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em

Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.

II. Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển

1. Tả bao quát:

- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt

- Mọi người chuẩn bị về

- Đèn đường bắt đầu mở

2. Tả chi tiết:

a. Khi mặt trời chưa lặn:

- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm

- Những chú chim ríu rít bay lượn

- Nước biển trong xanh

- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả

- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn

- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.

b. Khi mặt trời lặn

- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa

- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời

- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.

- Nước biển từ từ chuyển màu

- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người

- Những người tắm biển dần dần đi về.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển

- Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.

- Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.

TNT học giỏi
4 tháng 5 2018 lúc 20:28

Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy,  ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.

 
Huyền Anh
Xem chi tiết
★ρɧύςɧύγδζ★
1 tháng 5 2021 lúc 13:35

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

 

A Thuw
Xem chi tiết
Linh Thỉu năng
Xem chi tiết
tui là tui
16 tháng 1 lúc 21:44

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

☘ ŞωεεɬÇαɬ ☘
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Trang
14 tháng 10 2019 lúc 20:02

Róc rách! róc rách nước từ trên thượng nguồn đổ về nghe thật vui tai. Đó là tiếng dòng suối chảy thân quen ở quê em.

Không biết con suối bắt nguồn từ đâu, chỉ biết nó gắn bó với làng em từ lâu lắm. Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng như một dải lụa trắng xóa từ trên vùng núi cao tưởng chừng như thác. Dòng suối rộng độ hai mươi mét, nước trong suốt vắt, mát lạnh, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ tóa bóng mát rượi. Thỉnh thoảng có những hòn đá to màu xám đen nằm chắn ngang dòng nước chảy. Vì vậy, nước phải chảy len lỏi trong từng kẽ đá. Nhưng cũng chính nhờ những tảng đá đó đã tạo nên những âm thanh thật trong trẻo vang vọng bên bờ suối.

Hai bên bờ suối là rừng già có nhiều cây to cao, vòm lá dày như những chiếc ô che mát rợp. Thỉnh thoảng có những tiếng chim hót ríu rít trên vòm cây xen kẽ cả tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

Vào những buổi chiều ánh nắng hoàng hôn buông xuống rọi vào con suối lấp lánh như dát vàng. Cùng với đó là tiếng nước nước chảy róc rách hòa theo gió rừng thổi mát và thật dễ chịu tạo nên một cảnh đẹp thơ mộng như đang lạc vào thế giới thần tiên.

Nước của con suối trong vắt, mọi người dân sống gần nơi đây thường lấy nước suối dùng trong sinh hoạt hằng ngày nấu cơm, đun nước, giặt giũ… và còn dùng nước suối trong việc chăn nuôi gia súc. Không những vậy, con suối còn như một cái máy điều hòa không khí, giúp cho không khí trở nên trong lành hơn, mát mẻ hơn vào những trưa hè nóng bức.

Em rất yêu con suối này, mỗi khi đi đâu xa em đều nhớ tới nó. Và khi về thường ngày nào buổi chiều em cũng ra ngắm con suối mà trong lòng cảm thấy rất vui. Để vệ môi trường sạch đẹp và phòng tránh con suối bị ô nhiễm, em sẽ đi tuyên truyền và vận động người dân sống gần con suối không vứt rác bừa bãi hay đổ nước bẩn gần con suối để giữ gìn con suối mãi đẹp với dòng nước luôn trong sạch.

Quân Nguyễn
14 tháng 10 2019 lúc 20:02

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

Quân Nguyễn
14 tháng 10 2019 lúc 20:03

Sông gì tên một loài hoa

Thơm hương sắc thắm gần xa yêu chiều?

Chắc hẳn ai ai cũng biết sông đó chính là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại đặt cho con sông ấy cái tên “thơm hương sắc thắm” như vậy. Bởi con sông này bao giờ cũng mang một sắc hồng đặc biệt. Nhìn từ trên cao, người ta có thể ngỡ dòng sông là một dải lụa mềm mại lượn quanh thành phố. Dọc đôi bờ sông là ruộng ngô, cây trái xanh ngút một màu. Giữa những lùm cây, thấp thoáng ẩn hiện những mái nhà ngói đỏ.

Mùa mưa, nước lũ dâng cao, vẻ hồng đỏ của dòng sông lại càng thêm đậm. Nước chẳng rõ từ tận đâu cứ cuồn cuộn chảy. Mặt sông mất hẳn sự yên ả vốn có, thay vào đó là vô vàn sóng nước nhấp nhô cuộn lên tỏa xuống. Những làn nước chảy miết vào bờ, có khi cuốn cả những cây ngô đang trổ bắp. Chừng một hai ngày, mưa tạnh, nước sông rút hẳn. Mặt nước chỉ còn những con sóng nhẹ lăn tăn gợn theo gió. Mấy chiếc thuyền, ghe của bà con chài lưới lại lênh đênh ra sông để đánh bắt cá tôm.

Tôi thích nhất sông Hồng về đêm. Những chiếc cầu cong cong, lấp lánh ánh điện bắc qua làn nước sóng sánh. Chiếc cầu Nhật Tân lúc nào cũng miệt mài thay sắc: xanh – đỏ - tím – vàng. Cầu tựa như chiếc cầu vồng bắc qua sông Hồng vậy. Dòng nước sông Hồng lúc này chảy trôi nhẹ êm lắm! Dưới ánh trăng vằng vặc, sông nhẹ nhàng cất khúc hát đồng quê, rì rào, êm ả. Sông đón ánh trăng như tham lam muốn trăng là của riêng mình. Những ngày còn thơ, bọn trẻ quê tôi thường ra sông múc ánh trăng vàng như một câu ca nào đó. Khi múc, mặt trăng tròn tan theo làn nước. Chúng tôi ngỡ là múc được trăng rồi. Nào ngờ chỉ một lúc sau, trăng lại tròn vành vành dưới làn nước kia. Nhưng vì thế, chúng tôi lại càng cảm thấy thích thú, mừng vui.

Bao đời nay, con sông mang tên loài hoa ấy vẫn miệt mài chảy, miệt mài bồi đắp phù sa. Nhờ dòng chảy hoài vô tận ấy, bao cánh đồng đã xanh mướt rồi ra hạt lúa trĩu vàng. Sông Hồng đẹp, đẹp vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng, đẹp vẻ đẹp tươi xanh, trù phú như chính cái tên của nó.